Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới, thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 22/11/2021, 06:00

Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới, thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22 đến 25.11.

Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ sau khi đảm nhận cương vị và Nhật Bản có lãnh đạo mới.

Đồng thời, đây là bước triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

vietnam-nhatban.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhân dịp tham dự Hội nghị COP26 tại Anh, ngày 2.11 - Ảnh: Internet

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất, trung tâm của các liên kết kinh tế mới. Việt Nam luôn khẳng định là bạn, đối tác thân thiết, tin cậy và ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò xứng đáng ở khu vực và trên thế giới.

Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới, thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, an ninh - quốc phòng, địa phương, giao lưu nhân dân.

Trong cuộc gặp nhân Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh ngày 2.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio đã trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.

Hai bên bày tỏ vui mừng về sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Lãnh đạo hai nước nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Trên tinh thần đó, nhất trí sớm thu xếp các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.

Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, thông tin về công tác triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12.8.2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, chia sẻ với bà con kiều bào về tình hình trong nước, động viên, tri ân kiều bào ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 trong nước, góp phần phát huy khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc.

Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng


Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21.9.1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á vào tháng 3.2014.

Đến nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 31 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật đạt 14,7 tỉ USD và nhập khẩu đạt 16,3 tỉ USD.

Lũy kế đến 20.9.2021, Nhật Bản có 4.748 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 63,85 tỉ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2021, Nhật Bản có 131 dự án cấp mới, đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư hơn 3,26 tỉ USD.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản cung cấp tổng giá trị vay cho đến 12.2019 là 2.578 tỉ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỉ USD).

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên đã ký kết "Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản" (9.2015), ký lại Tầm nhìn chung sửa đổi vào tháng 5.2018, đang triển khai "Tầm nhìn Trung và Dài hạn hợp tác về nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2 giai đoạn 2020-2024".

Về, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Về hợp tác lao động, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với gần 220.000 người.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 65.000 người.

Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM.

Năm 2019, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 951.962 người, đứng thứ 3, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác.

Đáng chú ý, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòn chống dịch COVID-19 thông qua khoản viện trợ hơn 4 tỉ Yên cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế và viện trợ không hoàn lại hơn 4 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam. Việt Nam đã hỗ trợ gần 1,2 triệu khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản.

Bên cạnh đó, một trong những điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là lĩnh vực hợp tác địa phương được thúc đẩy mạnh mẽ. Các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác, trong đó các cặp quan hệ tiêu biểu như: TP.HCM với Osaka, Nagano; Hà Nội với Fukuoka, Tokyo; Đà Nẵng với Sakai, Yokohama.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có gần 450.000 người. Người Việt hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh Aichi, Tokyo, Osaka, Saitama, Chiba; Fukuoka...

Bài liên quan
Cần làm rõ tính an toàn, chi phí, hiệu quả... trước khi nhập 37 toa tàu cũ từ Nhật Bản
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng cần làm rõ tính an toàn, chi phí nhập, vận hành, cải hoán… trước khi muốn nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới