Câu chuyện ông phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế khiếu nại về công tác đền bù GPMB, lĩnh vực hành chính dân sự mà trước đây ông này là chánh án tòa kinh tế của tỉnh có lẽ là chuyện xưa nay hiếm. Người ta kháo tếu nhau rằng chuyện lạ này chỉ có ở… Huế. Đang là quan đầu ngành ở một tỉnh mà ông Tư sẵn sàng "liều mạng", không sợ “cách chức” để đòi được quyền lợi cho mình là khoảng 200 triệu như ông ước tính thì không lạ mới lạ! >>Vụ quan chức ở Huế đùa dư luận: 'Ông Tư nói tào lao, người ta cười chết' >>PGĐ sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế: Chừ có cắt chức cũng chả vấn đề gì cả! >>Vụ quan chức ở Huế đùa dư luận: “Chừ tui liều mạng luôn”

Quan đầu tỉnh ở Huế khiếu nại đất đai: Đâu là quyền dân, đâu là ý Đảng?

15/10/2014, 07:24

Câu chuyện ông phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế khiếu nại về công tác đền bù GPMB, lĩnh vực hành chính dân sự mà trước đây ông này là chánh án tòa kinh tế của tỉnh có lẽ là chuyện xưa nay hiếm. Người ta kháo tếu nhau rằng chuyện lạ này chỉ có ở… Huế. Đang là quan đầu ngành ở một tỉnh mà ông Tư sẵn sàng "liều mạng", không sợ “cách chức” để đòi được quyền lợi cho mình là khoảng 200 triệu như ông ước tính thì không lạ mới lạ! >>Vụ quan chức ở Huế đùa dư luận: 'Ông Tư nói tào lao, người ta cười chết' >>PGĐ sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế: Chừ có cắt chức cũng chả vấn đề gì cả! >>Vụ quan chức ở Huế đùa dư luận: “Chừ tui liều mạng luôn”

Để tìm câu trả lời cho việc ông Hồ Viết Tư, đương kim Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế không di dời, giải phóng nhà phục vụ dự án đường vào khu quy hoạch Bàu Vá (phường Đúc, TP.Huế) nhiều năm nay mà phía chính quyền không giải quyết được, chúng tôi đã liên lạc với những ban ngành có liên quan ở tỉnh này nhưng rất khó.

Khi lên trực tiếp tại trụ sở Ban đầu tư và xây dựng giao thông tỉnh Thừa Thiên-Huế, đơn vị được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế giao đại diện chủ đầu tư dự án mở rộng đường vào khu quy hoạch Bàu Vá để đặt lịch làm việc thì nhân viên ở phòng tổng hợp ban này trốn tránh. Hỏi tất cả các nhân viên muốn đặt lịch làm việc và tạo liên lạc với ông trưởng ban cần phải qua ai thì được chỉ tới một cô văn thư. Tuy nhiên cô này cũng lảng tránh không làm việc.

Quan dau tinh o Hue khieu nai dat dai: Dau la quyen dan, dau la y Dang?
Đây là một trong hằng hà sa số những bất cập trong công tác giải tỏa, đền bù GPMB đang diễn ra ở nhiều địa phương. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Từ một người có chức vụ trong sở GTVT tỉnh Thừa Thiên-Huế, chúng tôi có số di động của ông trưởng ban này. Khi gọi điện ông này báo ngay là nhầm số khi được nghe giới thiệu là phóng viên, sau đó, hàng chục cuộc gọi nhưng ông này không hề bắt máy.

Liên lạc với Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Huế thì ông giám đốc báo ốm, được chỉ sang làm việc với ông phó giám đốc thì ông này kê ra một danh sách việc bận, chưa thể trả lời được phóng viên.

Liên lạc để đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thì ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh báo phải đến lịch tận tuần sau.

“Phải biết hi sinh, nếu không vào đảng để làm gì”

Trao đổi với PV về vụ việc, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: “Chuyện đơn từ của ông Tư đã trả lời và giải quyết lâu rồi, còn cái chuyện ông nói tào lao, từ năm 2013 giờ ông nói tào lao. Tào lao quá chứ, người ta cười chết”.

Về những trả lời của ông Hồ Viết Tư trên báo Một Thế Giới, ông Khanh nói: “Có nói sai thì thường vụ sẽ họp và nhắc nhở, có ý kiến lại cái chuyện nớ. Đâu là việc công, đâu là việc riêng phải nói cho rõ; anh là cán bộ công vụ của nhà nước thì anh phải nói cho rõ ràng chứ. Việc anh nói tôi sẽ kiện hay tôi từ chức…đúng thì anh cứ kiện, ai cấm anh kiện đâu, quyền lợi anh bảo vệ chứ còn nói chuyện nớ là không đúng”.

Ông Khanh cho rằng: “Anh đã nhận đền bù rồi, tiền phải tính theo từng thời điểm áp giá làm sao mà theo nguyện vọng anh được. Việc này đã cân nhắc rất kỹ, nếu cán bộ mà được đền bù như vậy thì sau dân lại khó, dân người ta sẽ báo đến ai, kiện đến ai; anh đã nhận tiền và ký trong đơn nhận tiền rồi thì anh phải lo mà đi thôi chứ, nói tào lao rứa”.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng cho rằng: “Có hàng ngàn trường hợp trên cả đất nước ni, áp giá theo thời điểm nào thì nhận giá tiền theo thời điểm đó. Nếu thấy trường hợp như ông Tư mà là cán bộ mà cho cao thêm nhưng đến khi người dân như thế nào, công bằng xã hội ở đâu. Cho nên cái đó làm vì cái chung chứ không phải cái riêng. Từ thành phố cũng giải quyết rồi, tỉnh cũng giải quyết nhưng không làm được, vì việc là nhìn cái lớn chứ không phải nhìn cái nhỏ vì một hai người. Đảng viên phải gương mẫu, phải đi trước để làng nước quần chúng theo sau. Phải biết hi sinh, nếu không mình vào đảng làm gì”.

Về vụ việc, sau khi báo Một Thế Giới đăng tải các bài viết liên quan đến ông Hồ Viết Tư đã tạo ra dư luận rộng rãi. Rất nhiều ý kiến bạn đọc ủng hộ ông Hồ Viết Tư với sự thẳng thắn không sợ động chạm để bảo vệ quyền lợi của mình dù đang đương chức. Ông Tư còn nói “có cắt chức cũng chả vấn đề gì”.

Mà phải lưu ý rằng ông Hồ Viết Tư đang là đương kim Phó giám đốc sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên-Huế, trước đây là Chánh án tòa kinh tế tỉnh này. Một người giữ chức vụ cấp cao trong ngành tư pháp như vậy thì mặc nhiên trong sự tin tưởng của chúng ta là ông phải hiểu biết chính xác luật và không thể làm sai được.

Còn về phía chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Tư đã 6 lần đơn kiến nghị, khiếu nại; thì nếu ông này sai đã không có chuyện kéo dài như vậy; không có chuyện căn nhà ông nằm chình ình giữa con đường khiến dư luận trái chiều.

Vậy, trong chuyện này ai đúng? Ông Hồ Viết Tư khẳng định mình đúng và sẽ khiếu nại ra tận trung ương nếu không giải quyết cho ông. Về phía tỉnh Thừa Thiên-Huế thì nói đã cân nhắc kỹ, đã giải quyết, vì cái lớn chứ không vì cái nhỏ và cho rằng phải biết hi sinh nếu không vào đảng làm gì…

Một nền hành chính trong sạch và lành mạnh phải giải quyết thấu đáo và hợp lý theo quy định của pháp luật. Để xây dựng và phát triển, việc tự nguyện đóng góp của cả quần chúng và đảng viên đều là điều đáng quý. Tuy nhiên, không phải cứ chờ sự tự nguyện của công dân mà việc đầu tiên là chính quyền phải làm việc thật công minh.

Khúc mắc nhất trong câu chuyện ông Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế là cùng một dự án, cùng một dãy nhà, cùng một thời điểm tiến hành nhưng những người chậm di dời thì lại được áp giá đền bù cao hơn. Còn ông gương mẫu đi trước thì lại nhận giá đền bù thấp.

Chúng ta hướng tới một sự công bằng và dân chủ. Dù là đảng viên thì cũng được hưởng quyền lợi của một công dân như những người dân. Khi đã vậy rồi thì đảng viên cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân như những người dân. Bởi vậy, người ta mới hỏi, ông Tư là một phó giám đốc sở, một đảng viên mà còn khiếu nại lên xuống vì đất đai như vậy thì người dân sẽ như thế nào?
>>Vụ quan chức ở Huế đùa dư luận: Ông Tư nói tào lao, người ta cười chết
>>PGĐ sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế: Chừ có cắt chức cũng chả vấn đề gì cả!
>>Vụ hai quan chức ở Huế nghênh ngang đùa dư luận: “Chừ tui liều mạng luôn”
>>Hai quan chức Thừa Thiên - Huế nghênh ngang đùa dư luận
Lê Đình Dũng

CLIP ĐANG ĐƯỢC XEM NHIỀU:
>> Hài hước clip chú chó đi vệ sinh bằng hai chân

Đoạn clip quay lại cảnh chú chó đi vệ sinh bằng hai chân trước được đăng tải trên YouTube gần đây khiến người xem không thể nhịn cười.
Bài liên quan
Hà Nội thí điểm Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
Cục Thuế TP.Hà Nội áp dụng thí điểm ứng dụng Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan đầu tỉnh ở Huế khiếu nại đất đai: Đâu là quyền dân, đâu là ý Đảng?