Trao đổi nhanh với báo điện tử Một Thế Giới, GS-NGND Nguyễn Lân Dũng từng là đại biểu quốc hội trong 3 khóa, đã nêu ra một số vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay và mong muốn các đại biểu quốc hội khóa 14 chuyển tải mạnh mẽ trên nghị trường.

Quá nhiều lo lắng, trăn trở muốn đặt lên bàn Quốc hội

Trí Lâm | 21/07/2016, 12:35

Trao đổi nhanh với báo điện tử Một Thế Giới, GS-NGND Nguyễn Lân Dũng từng là đại biểu quốc hội trong 3 khóa, đã nêu ra một số vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay và mong muốn các đại biểu quốc hội khóa 14 chuyển tải mạnh mẽ trên nghị trường.

- Thưa ông, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 đã chính thức khai mạc, ông mong muốn kỳ họp này Quốc hội sẽ bàn sâu hơn những vấn đề gì?

- GS Nguyễn Lân Dũng:Không riêng gì tôi mà toàn thể cử tri đều mong các đại biểu quốc hội (ĐBQH) hãyvì sự bảo vệ an toàn lãnh thổ đất nước, vì sự an toàn lương thực, an toàn sức khỏe, an ninh xã hội… mà nói lên được những bức xúc lớn nhất của nhân dân, kèm theo những kiến nghị cụ thể để tháo gỡ từng tồn tại, yếu kém.

Đặc biệt tôi muốn Quốc hội thảo luận thật sâu sắc một số hiện trạng sau đây và cho nhân dân biết sắp tới Quốc hội sẽ có những giải pháp cụ thể gì để tiến tới chấm dứt được những hiện trạng này:

Đó là tìnhtrạng biển đảo luôn bị nước ngoàixâm lấn, cản trở việc làm ăn chính đáng của ngư dân.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hiện trạng an ninh lương thực khi biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn, nghiêm trọng hơn so với dự đoán.

Hiện trạng tham nhũng tràn lan củacác quan chức từ lớn đến bé và việc muốn xin bất cứ việc gì hầu như đều không thể thiếu “phong bì”, kể cả những phong bì tính ra có thể tới vài ngàn tấn thóc.

Hiện trạng người dân hoang mang đến mức không biết mua rau gì, hoa quả gì, thịt thà gì, nước chấm gì… mà không nhiễm hóachất độc hại.

Hiện trạng đầu tư cho khoa học- công nghệ không tương xứng chút nào với thế và lực của đất nước hiện nay. Chẳng hạn suốt 10 năm qua mà cả ngành nông nghiệp chỉ đầu tư cho nghiên cứu có 14 triệu USD (trong khi chỉ riêng Công ty Samsung mỗi năm đã tự đầu tư cho nghiên cứu 1 tỉ USD, Công ty Monsanto mỗi năm tự đầu tư 1,8 tỉ USD…).

Hiện tượng oan sai trong xử án kéo quá dài mà nhiều người hàng chục năm đang mong đợi xem xét lại trong vô vọng.Điển hình như trường hợp cựu chiến binh Trần Văn Vót ở Hà Nam đã 24 năm trong tù và hiện đang bị lao rất nặng, mặc dầu đã được tất cả các vịlãnh đạo cao nhất yêu cầu xem xét lại.

- Những vấn đề nóng như chủ quyền biển đảo, tham nhũng, ô nhiễm môi trường… đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng, ông có cho rằng các ĐBQH cần phải tăng cường hơn nữa tiếng nói trên nghị trường về những vấn đề này không bởivì có nhiều ý kiến cho rằngthời gian qua, tiếng nói của ĐBQH về những vấn đề này chưa nhiều?

- Quốc hội khóa14 hiện có 494 đại biểu, thiếu 6 đại biểu như quy định. Mong sao 494 đại biểu này đều xứng đáng với sự tín nhiệm và mong đợi của cử tri cả nước.

Nếu như mỗi đại biểu đều nói lên được một thực trạng đã phân tích thật sâu sắc và đưa ra được những kiến nghị xác đáng và khả thi thì làm sao màđất nước không chuyển mình mạnh mẽ và lẽ nào không thể bứt phá lên nhanh chóng như nhiều quốc gia khác.

- Dẫu vậy, vẫn có nhiều ĐBQH hầu như không phát biểu gì trên nghị trường, ông nghĩ sao?

- Đã đến lúc cần chấm dứt tình trạng có những ĐBQHkhông phát biểu được ý kiến nào có chất lượng, thậm chí trong suốt 5 năm lãnh nhiệm vụquan trọng này.

Chúng ta cầnnhớ rằng cử tri theo dõi từng đại biểu do mình bầu ra trong suốt nhiệm kỳ và mỗi lần tiếp xúc cử tri các đại biểu sẽ cần lắng nghe nguyện vọng cũng như nhận xét của địa phương mà mình là người đại diện.

- Nhiều ĐBQH khóa 13 có nói đến những “món nợ” đối với cử tri, với nhân dân, theo ôngcác ĐBQH khóa 14 cần làm gì để giải quyết được “món nợ” này?

- Chúng ta còn nợ nhân dân nhiều lắm. Trong 3 khóalàm nhiệm vụ ĐBQH tôi đã nhận hàng trăm đơn từ của nhân dân. Tôi đều dùng phiếu chuyển đơn có hẳn dấu quốc huy để chuyển đến các đồng chí có trách nhiệm cao nhất trong từng phạm vi cụ thể.

Sau 3 khóatôi nhận thấy chỉ cứu giúp được số nạn nhân không quá 5 ngón tay. Tôi nhận được thư trả lời rất nhanh, đại ý là: “Cảm ơn GS quan tâm đến hoạt động tư pháp. Chúng tôi đã xem xét lại hồ sơ vụ án và thấy không có đủ điều kiện để phúc thẩm”! Khổ quá, đã oan sai thì phải điều tra lại chứ xem lại hồ sơ thìcó ý nghĩa gì. Nhất là tình trạng bức cung bằng nhục hình còn khá phổ biến như hiện nay.

Mỗi ĐBQHđều đã hứa rất nhiều trước cử tri vì vậy trong suốt 5 năm tới đừng khi nào quên những lời hứa ấy khi chuẩn bị các bài chất vấn tại nghị trường hay khi xử lý các đơn thư do cử tri gửi đến mình. Trả nợ cho dân chính là đem lại vinh quang chongười đại biểu nhân dân.

Trí Lâm(thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quá nhiều lo lắng, trăn trở muốn đặt lên bàn Quốc hội