Năm học 2020-2021, các học sinh lớp 1 bắt đầu dùng SGK theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, các giáo viên đã gặp khá nhiều khó khăn và lo lắng không hoàn thành được mục tiêu mà chương trình đưa ra.

Phụ huynh lo lắng, giáo viên hào hứng sau 1 tháng dạy SGK lớp 1 mới

Hải Yến | 26/09/2020, 15:49

Năm học 2020-2021, các học sinh lớp 1 bắt đầu dùng SGK theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, các giáo viên đã gặp khá nhiều khó khăn và lo lắng không hoàn thành được mục tiêu mà chương trình đưa ra.

Phụ huynh "đánh vật" cùng con... nhớ mặt chữ

Anh Nguyễn Thành Chung (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, con gái anh năm nay vào lớp 1, do học chương trình mới nên gia đình theo sát để dạy con học. Song mỗi tối học cùng con là cả nhà như "đánh vật" với con vì ngoài việc phải dạy viết nét chữ thì phảidạy cả con nhận biết mặt chữ để đánh vần, rồi học cả số đếm và số trừ để so sánh.

"Trường con gái tôi học cho bộ sách Cánh diều. Bộ này thấy nhiều đơn vị lựa chọn dạy nên tôi cũng an tâm. Tuy nhiên, khi dạy con ngoài luyện viết thì còn phải dạy cả chữ và số, phép tính trừ, cộng luôn. Ví dụ sách vẽ 5 cái xẻng và 4 cái xô. Phải dạy con đếm số và so sánh số lượng xô nhiều hơn hay ít hơn xẻng và khoanh tròn vào đó. Ngay cả sách tiếng Việt, hồitrước con đầu tôi học sinh chỉ đọc và biết chữ A hoặc O thì nay học kèm cả đánh vấn theo chữ kèm theo như con cá, tò mò... Tuy học sinh sẽ biết được nhiều nhưng học như thế khá nặng, thậm chí con tôi không học lớp tiền tiểu học nên khó theo kịp các bạn trong lớp.

Tôi thấy các con phải nhớ được mặt chữ thì mới ghép câu được, chứ ở SGK mới, các con chưa biết mặt chữ thì thầy cô giáo đã dạy ghép câu, nên khi giáo viên giao bài tập về nhà là cả nhà đánh vật cả đêm để dạy con hoàn thành cả tiếng Việt lẫn Toán, có hôm còn có cả môn tiếng Anh",anh Chung cho hay.

Đồng tình với quan điểm này, cô Nguyễn Thị Lan (trường Tiểu học Dịch Vọng A, quậnCầu Giấy) nói: "Ởlớp, các em học lớp 1 sẽ có bạn đọc được, nhưng có những bạn chưa biết mặt chữ. Các cô giáo sẽ phải để ý hơn với các bạn chưa biết chữ và dạy thêm. Ví dụ với bộ sách giáo khoa cũ thì các cô sẽ chú ý thêm cho con viết theo hàng, nhưng với chương trình đổi mới giáo viên tập trung cho các con tập nhận biết mặt chữ, con số sau đó mới cho các con viết theo hàng sau để kịp với chương trình. Với chương trình mới, phụ huynh và giáo viên sẽ vất vả hơn, songcác học sinh có thể phát huy tốt được khả năng nhận biết cùng với sự tưởng tượng của mình để ghép thành câu hoàn chỉnh. Ví như lớp tôi dạy đến vần 'ghế'thì gần như ngay lập tức các con có thể đọc ghép thành câu: 'Em bê ghế'. Nếu như trước đây, giáo viên dạy kiến thức trước thì hiện nay, học sinh được khám phá, giáo viên theo dõi và hướng dẫn cho học sinh ghép chữ, ghép câu sau".

Cũng theo cô Lan, việc thay đổi là tất yếu, nếu học sinh tiếp cận khó khăn thì sẽ có sự hỗ trợ của giáo viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng sẽ linh hoạt để giải quyết được vấn đề mà phụ huynh lo lắng.

Giáo viên hào hứng

Không quá lo lắng như phụ huynh, cô giáo Lê Thị Tuyết (trường tiểu học Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội) cho rằng ưu điểm nhất ở các bộ SGK mới chính là sự phân bổ kiến thức hợp lý:"Các bộ SGK mới có cách tổ chức các môn học sáng tạo, linh hoạt cho cả cô và trò với cách học mới. Học sinh được chủ động nắm bắt kiến thức hơn. Nếu chưa biết mặt chữ, các em có khả năng tự ghép câu theo vốn từ của mình khi giáo viên đọc. Sau khi học sinh đã được nhận diện, đọc và viết âm a, chữ a thì ở hoạt động luyện tập, các em sẽ được củng cố. Trong hoạt động này, sách thiết kế âm a nằm ở vị trí trung tâm, xoay quanh đó là các hình ảnh mà tên gọi của nó chứ đựng âm a, chữ a như lá, gà, bà, ba, ba lô. Việc sắp xếp này nhằm dạy theo cá thể hóa và theo năng lực học sinh".

Đưa ra ý kiến của mình, cô Thanh Tâm (giáo viên trường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) nói: "Trước đây, nếu học âm o, học sinh chỉ biết từ conthì bây giờ học sinh có thể biết được những tiếng có âm o như tò, mò, no... Vì vậy, học sinh biết được thực tế qua mỗi bài học, mở rộng vốn từ nhiều hơn. Còn ở môn Toán thìngoài việc đếm số, các con làm quen với đếm lùi và số trừ theo từng đồ vật trong sách để đếm và trừ đi theo từng đơn vị. Nếu như trước đây, giáo viên dạy kiến thức trước thì hiện nay, học sinh được khám phá, giáo viên theo dõi và hướng dẫn các em nên rất vui.

Phụ huynh không nên quá lo lắng vì các thầy cô giáo dạy lớp 1 năm nay đã được tập huấn kỹ lưỡng để dạy các con, biết rằng phụ huynh chưa quen với cách dạy mới nên sẽ hơi nặng nề mỗi lần cùng con làm bài tập. So các em thườngtiếp thu rất nhanh và trí tưởng tượng phong phú nên rất hào hứng khi tiếp cận với bộ SGK mới có nhiều hình vẽ sinh động, thiết thực hơn so với những bộ sách cũ".

Đại diện phòng GD-ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội cũng cho rằng ởchương trình cũ, trong một tiết học, giáo viên phải chuyển tải kiến thức đại trà theo quy định, còn việc tiếp nhận như thế nào là tùy từng học sinh - em giỏi có thể tiếp thu nhiều hơn, em kém thì ít hơn và việc đánh giá dựa vào điểm số thông qua bài kiểm tra. Với chương trình mới, khả năng học sinh học tới đâu, giáo viên sẽ dạy tới đó. Học sinh giỏi thể hiện năng lực tốt thìgiáo viên sẽ dạy sâu hơn, em kém hơn sẽ dạy nhẹ hơn. Trong cùng một lớp nhưng học sinh không phải đạt một lượng kiến thức như nhau.

"Việc học sinh tiếp nhận một bộ sách đơn giản nhất là các em có thấy các hoạt động đi kèm, tiếp thu kiến thức thông qua hoạt động tư duy, đặc biệt lớp 1 đòi hỏi các em phải kết hợp với sự quan sát, tương tác với bạn bè, thầy cô. Học sinh tự học dưới sự chú ý của giáo viên, tự thực hiện các hoạt động của mình để hoàn thành bài tập. Vì thế, phụ huynh và cả giáo viên đều nên an tâm về việc tiếp xúc với chương trình mới, bộ SGK mới vìcác học sinh sẽ hào hứng và dễ nhận biết hơn so với những bộ cũ". vịnày cho hay.

Bài, ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ huynh lo lắng, giáo viên hào hứng sau 1 tháng dạy SGK lớp 1 mới