Sau Pháp, chính quyền nhiều nước châu Âu đang lao đao trước một loạt các phong trào biểu tình phản đối chính phủ diễn ra rầm rộ trong những ngày qua.

Phong trào biểu tình phản đối chính phủ lan rộng khắp châu Âu

Hoàng Vũ | 20/12/2018, 15:32

Sau Pháp, chính quyền nhiều nước châu Âu đang lao đao trước một loạt các phong trào biểu tình phản đối chính phủ diễn ra rầm rộ trong những ngày qua.

Hàng nghìn người hôm 15.12 tuần hành ở thủ đô Rome của Ý để phản đối luật chống nhập cư mới của chính phủ nước này. Những người biểu tình mặcnhững chiếc “áo vàng” hưởng ứng theo phong trào tương tự diễn ra tại Pháp. Họ tuần hành khắp những tuyến phố chính của thủ đô Romecùng các biểu ngữ kèm theo khẩu hiệu: “Hãy đứng lên vì quyền lợi của các bạn".

Đoàn người biểu tình tại Rome (Ý) - Ảnh: EPA

Tại thủ đô Vienna (Áo), bất chấp thời tiết giá lạnh âm độ,khoảng 17.000 người ở đã đổ xuống đường để tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Những người biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính phủ, đồng thời yêu thay đổi luật lao động. Cuộc biểu tình khiến giao thông bị đình trệ nhưng diễn ra trong không khi ôn hòa, không có bất kỳ thiệt hại đáng kể nào xảy ra.

Nhóm người biểu tình ôn hòa tại Áo - Ảnh: AFP

Nghiêm trọng nhất là tại Bỉ, hôm chủ nhật vừa qua, hơn 400 người trong tổng số 5.000 người biểu tình ởBrussels bị bắt trong một cuộc bạo loạn tương tự ở Paris, khi người biểu tình có xu hướng bạo lực, phá hoại nhiều công trình nhà ở, xe cộ. Cảnh sát đã phải dùng các biện pháp mạnh như hơi cay và vòi rồng để trấnáp đám đông.Phong trào biểu tình này cũng phản đối các chính sách về nhập cư của chính phủ vàchỉ trích những bất ổn trong bộ máy chính trị của Bỉ.

Nhóm người biểu tình ở thủ đô Brussels- Ảnh: AP

Trong khi đó, tại Hà Lan, có ít nhất hai người đã bị cảnh sát giam giữ trong nhóm 100 người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Amsterdam phản đối các chính sách an sinh xã hội và thuế.

Biểu tình ôn hòa tại Hà Lan - Ảnh: AP

Khoảng 10.000 - 15.000 người tập trung ở thủ đô Budapest (Hungary) đêm 16.12 đề nghịThủ tướng Viktor Orban thu hồi đạo luật lao động mới - yêu cầu nhân viên làm thêm 400 giờ/năm. Kể từ khi dự luậtnày được thông qua tại quốc hội vào thứ tưtuần trước, ngày càng có nhiều người hưởng ứng kêu gọiphản đối"đạo luật nô lệ" này. Đây được coi cuộc biểu tình lớn nhất Hungary kể từ khi Thủ tướng Orban lên nắm quyền.

Cuộc biểu tình ở Budapest, Hungary hôm 16.12 - Ảnh: AP

Còn ở Belgrade, thủ đôSerbia, hàng ngàn người đã xuống đường cuối tuần qua để thể hiện sự giận dữlên chính phủ sau vụ thủ lĩnh đảng cánh tả Serbia, ông Borko Stefanovic, bị những người đàn ông mặc áo đen hành hung thô bạo bằng cácthanh sắt ở thị trấn Krusevac miềnnam Serbia, khiến ông bị thương nặng. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic sau đó đã lên án vụ tấn công và cho bắt giữ những kẻgây án. Tuy nhiên, phe đối lập cho rằng những lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Vucic đã góp phần tạo ra bầu không khí bạo lực bao trùm nước này.

Rất nhiều người xuống đường trong giálạnh để biểu tình ở Serbia - Ảnh: AP

Ngoài ra, ởthủ đô, và các thành phố khác của Albania, nhiều người tham gia biểu tìnhphản đối các chính sách của chính phủ Thủ tướng Edi Rama như về việc tăng học phí, cùng giá xăng cao dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng kéo theo tình trạng nghèo đóitràn lan trên diện rộng.

Biểu tình phản đối học phí cao tại Albania - Ảnh: DW

Cuối tuần qua tạiMunich (Đức) cũng diễn ra cuộc biểu tình hưởng ứng theo phong trào "áo vàng". Phong trào này được phát động bởi các chính khách thuộc phe cánh tả, đã lôi kéo khoảng 200 người tham gia.

Biểu tình tại Munich, Đức - Ảnh: DW

Hoàng Vũ (theo AFP, DW, Dailymail)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong trào biểu tình phản đối chính phủ lan rộng khắp châu Âu