Thông tin trên báo chí cho biết ngày 5.2 (mùng 9 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn người từ các tỉnh, thành đã đổ về bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) tham dự lễ phóng sinh do Thượng tọa Thích Chân Quang chủ trì. Tám xe tải chở gần 10 tấn cá đã được phóng sinh.

Phóng sinh cá chim trắng: Hậu quả khôn lường!

Pháp Luật | 08/02/2017, 15:35

Thông tin trên báo chí cho biết ngày 5.2 (mùng 9 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn người từ các tỉnh, thành đã đổ về bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) tham dự lễ phóng sinh do Thượng tọa Thích Chân Quang chủ trì. Tám xe tải chở gần 10 tấn cá đã được phóng sinh.

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng, tù túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống. Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật".

Cá chim trắng được phóng sinh xuống sông Hồng -Ảnh: Vietnamnet

Tuy nhiên, việc phóng sinh hàng tấn cá trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum, một loài cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá hổ Characidae du nhập từ Nam Mỹ được nuôi ở các ao hồ Việt Nam thì quả thực quá sức tưởng tượng.

Rất nhiều cá thể của loài này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của con người thoát ra vùng lòng hồ. Chúng tấn công ăn thịt rất nhiều các loài cá bản địa, chúng là nỗi khiếp sợ của các loài lưỡng cư, bò sát và ngay cả một số loài thú nhỏ.

Những ghi nhận cách đây vài năm tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai là cá chim trắng được nuôi trong ao đã cắn đứt ngón tay út của một phụ nữ trong lúc giặt quần áo ở cầu ao. Những con cá chim trắng trên 1 kg trở lên thường hay tấn công đàn vịt con nuôi, chăn thả trong ao.

Đổ nhẹ cá xuống sông Hồng nhưng họ không hề biết rằng cá chim trắng là mối nguy hại lớn cho hệ sinh thái sông Hồng -Ảnh: Vietnamnet

Tưởng chừng như mối nguy này là lời cảnh báo rõ nhất cho con người nhưng điều đó hầu như không được cảnh báo, để người dân cứ tự phát nuôi thịt loài cá hung dữ này và còn tổ chức phóng sinh loài cá này.

Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày26.9.2013 quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại thì loài cá nàythuộcNhóm 1: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Cá chim trắng Colossoma brachypomum - Ảnh: Internet

Cá chim trắng nước ngọt là loài ngoại lai có tập tính hung dữ, ăn tạp, săn mồi theo bầy sẽ tiêu diệt các loài thủy sản bản địa sinh sống tự nhiên ở lưu vực sông này. Việc nuôi thương phẩm loài cá này đã được khuyến cáo là chỉ nên giới hạn ở những vùng được xem là an toàn, có điều kiện che chắn kỹ lưỡng bằng đê bao, đăng, lưới. Không nên phát triển nuôi ở những vùng có lũ lụt thường xuyên và không có điều kiện kiểm soát con giống thả nuôi và đặc biệt là không được phát triển cá chim trắng ở những vùng nhạy cảm về sinh thái.

Thiết nghĩ, việc phóng sinh cá, trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum cần được kiểm soát chặt chẽ để chặn đứng mối nguy hiểm này!

Chuyên gia nghiên cứu PHÙNG MỸ TRUNG/Pháp Luật
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phóng sinh cá chim trắng: Hậu quả khôn lường!