Triển khai tổng đài gọi điện tự động (Robot) để tăng cường nắm bắt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ giúp công tác xét nghiệm sàng lọc nhanh, hiệu quả hơn.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu triển khai robot trợ giúp tầm soát, sàng lọc COVID-19

Lam Thanh | 07/06/2021, 12:02

Triển khai tổng đài gọi điện tự động (Robot) để tăng cường nắm bắt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ giúp công tác xét nghiệm sàng lọc nhanh, hiệu quả hơn.

Ngày 7.6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ra thông báo kết luận cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban Chỉ đạo với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM.

ro-bot.jpeg
Robot trợ giúp tầm soát, sàng lọc COVID-19 - Ảnh: Internet

Phó thủ tướng Đam cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm “chống dịch như chống giặc”, tập trung cao độ thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện nghiêm nguyên tắc "3 không" theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Bắc Ninh làm rõ nguyên nhân dịch bệnh lây nhiễm nhiều ngày trong khu vực đã được phong tỏa ở huyện Thuận Thành, có giải pháp quyết liệt để xử lý tình hình.

UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tiếp tục giảm mật độ, số lượng người lao động đang bị cách ly tại một số điểm còn mật độ cao, xem xét phương án giải phóng triệt để đối với thôn Núi Hiểu, khử khuẩn làm sạch môi trường và đưa trở lại những lao động không còn nguy cơ nhiễm.

TP.HCM tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc những khu vực có nguy cơ, có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công nhân trong các khu công nghiệp. Hướng dẫn thí điểm để công nhân trong khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm, đề phòng tình huống xấu, lực lượng lấy mẫu quá tải khi dịch bệnh bùng phát trong khu công nghiệp.

Phó thủ tướng giao Bộ Thông tin - Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Tổ thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia và các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người dân khai báo y tế đảm bảo thuận lợi nhất cho dân.

Triển khai tổng đài gọi điện tự động (Robot) để tăng cường nắm bắt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ giúp công tác xét nghiệm sàng lọc nhanh, hiệu quả hơn.

Bộ Y tế khẩn trương rà soát lại hướng dẫn xét nghiệm đối với người nhập cảnh đã tiêm vắc xin, xét nghiệm có kháng thể… để rút ngắn thời gian cách ly tập trung.

Khẩn trương triển khai phương án chủ động mua sắm sinh phẩm xét nghiệm không để thiếu sinh phẩm trong trường hợp dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương cần số lượng lớn, đồng thời tiết kiệm ngân sách nhà nước thông qua mua sắm tập trung; có hướng dẫn ưu tiên đối với nhóm khai báo y tế bắt buộc (những người tiếp xúc nhiều người như ngân hàng, dịch vụ hàng không, làm việc trong môi trường kín…) làm cơ sở ưu tiên tiêm vắc xin.

Bộ Khoa học - Công nghệ khẩn trương nêu một số nhóm nhiệm vụ khoa học để hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu các công nghệ mới phục vụ xét nghiệm.

Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Y tế, Tổ phân tích thông tin của Ban Chỉ đạo quốc gia phối hợp, quy tụ các doanh nghiệp, nhóm chuyên gia khẩn trương hoàn thiện các ứng dụng, phần mềm, giải pháp công nghệ để trợ giúp có hiệu quả nhiệm vụ khai báo y tế, quản lý người cách ly, truy vết, quản lý người ra vào bệnh viện, xét nghiệm, quản lý người tiêm vaccine…; hoàn thiện công cụ bản đồ an toàn COVID để các địa phương, doanh nghiệp, người dân tra cứu, tham gia cập nhật thuận lợi.

Bộ Y tế rà soát lại các chỉ đạo về việc cài đặt, sử dụng các phần mềm phục vụ chống dịch đảm bảo đúng pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân.

Bài liên quan
Robot AI ‘bắt cóc’ 12 robot lớn
Trang Oddity Central cho biết trong tuần qua, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao về vụ việc một robot nhỏ thuyết phục 12 robot lớn bỏ việc đi theo nó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu triển khai robot trợ giúp tầm soát, sàng lọc COVID-19