“Cơ cấu lao động của thị trường lao động Việt Nam rất buồn đó là hình chóp, đây không phải mô hình tối ưu. Các nước kém phát triển hình chóp rất cao, tức là số lao động giản đơn bên dưới rất nhiều và càng lên cao càng ít”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Cơ cấu đào tạo bằng cấp của Việt Nam không giống nước nào

Trí Lâm | 05/06/2018, 20:21

“Cơ cấu lao động của thị trường lao động Việt Nam rất buồn đó là hình chóp, đây không phải mô hình tối ưu. Các nước kém phát triển hình chóp rất cao, tức là số lao động giản đơn bên dưới rất nhiều và càng lên cao càng ít”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Trả lời các đại biểu về vấn đề sinh viên thất nghiệp tại phiên chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tại Việt Nam, một năm gia nhập thị trường mới khoảng 700.000 lao động. Số thất nghiệp hiện nay hàng năm vẫn duy trì trong khoảng 200.000.

Trong khi đó, toàn cầu hiện nay thất nghiệp tới 13%, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tỷ lệ thất nghiệp là 11%. So với tỷ lệ chung thì Việt Nam không quá lo lắng vấn đề này. Vấn đề băn khoăn, lo lắng nhất chính là chất lượng việc làm và chất lượng nguồn nhân lực.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho rằng phải phát triển doanh nghiệp và thị trường tạo ra nhiều chỗ làm việc và thị trường mới cho thanh niên, sinh viên, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động làm cơ sở cung cấp nguồn nhân lực.

“Nếu chúng ta không làm tốt công tác dự báo, phát hiện cung cầu lao động thì chúng ta đang đào tạo một cái mà nhà trường có chứ không phải đào tạo theo nhu cầu thị trường”, Bộ trưởng nói.

Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng trước hết phải làm dự báo cung cầu trong khối giáo dục nghề nghiệp gắn với các ngành nghề lao động. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, xây dựng đề án hỗ trợ thanh niên, sinh viên khởi nghiệp kinh doanh. Tuyên truyền giáo dục vận động thanh niên tự tìm việc làm và không coi việc vào đại học là con đường duy nhất trong việc lập nghiệp.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng cơ cấu lao động của Việt Nam hiện nay quá bất hợp lý. Đại học là 1, cao đẳng là 0,35, trung cấp là 0,38 và công nhân kỹ thuật chỉ có 1,35. Đây chính là nguyên nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và năng suất lao động của nước ta thấp do cơ cấu đào tạo không đáp ứng được thị trường lao động.

Theo quan điểm của ông Lợi, giải pháp là phải giải quyết quy mô đào tạo quá lớn nhưng lại đào tạo không theo nhu cầu, tức là chỉ đào tạo cái chúng ta có mà không đào tạo cái thị trường cần.

Đồng tình với nhận định này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng không có nước nào cơ cấu đào tạo là 1; 0,3; 0,63 và 0,38. Sinh viên và các lao động trình độ cao, đáy rất to nhưng bị thắt ở giữa. Thắt ở giữa là thiếu công nhân kỹthuật, kỹsư thực hành.

Trong khi đó, mô hình lý tưởng của các nước mà có nguồn nhân lực theo mô hình củ khoai tây, lực lượng công nhân kỹthuật, những người lành nghề thì phải nhiều hơn. Chúng ta đang ngược lại một chút chỗ này.

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu quan điểm, trong thống kê của Việt Nam hiện nay hơi khác so với quốc tế. Quốc tế không phân biệt đại học và cao đẳng trong thống kê về lao động, họ chung là trình độ đại học, cao đẳng.

Theo UNESCO phân loại 5 lao động theo 5 tầng. Tầng thứ nhất là những người nghiên cứu và phát minh ra kiến thức. Tầng thứ hai là những người phổ biến kiến thức. Tầng thứ ba là những người quản lý kỹ thuật. Tầng thứ tư là những người khai thác kỹ thuật, công nghệ. Tầng thứ năm là những người trực tiếp vận hành. Còn Tổ chức Lao động thế giới phân thành 9 loại.

“Chúng ta là đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đó là số liệu thống kê về đào tạo bằng cấp của Việt Nam, không phải là số liệu thống kê về cơ cấu lao động. Ví dụ, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói rất đúng và chúng tôi đã trao đổi rất nhiều lần, tính theo số liệu cơ cấu về đào tạo theo bằng cấp thì mô hình của Việt Nam không giống nước nào”, Phó thủ tướng nói.

Theo đó, đào tạo khoảng 10 đại học thì cao đẳng khoảng 3-4, có 1 người đào tạo là trình độ bên dưới. Thế giới gộp đại học và cao đẳng nên mô hình của họ là 1 đại học, cao đẳng thường có 4-5 trung cấp và 10 là sơ cấp. Của chúng ta thì đại học lại nhiều hơn cao đẳng.

Năm 2017, khảo sát cho thấy cứ 100 em học sinh tốt nghiệp cấp 3 có 46 em thi đại học, cao đẳng và học đại học, cao đẳng, còn lại trên 7 không đỗ thì ở nhà sang năm thi tiếp. Chỉ hơn 20 em, gần 22 em chấp nhận đi học trung cấp ngành, còn lại hơn 10 em ra trường lao động luôn nên vì thế cơ cấu lao động theo bằng cấp của Việt Nam là hình thắt ở giữa.

“Cơ cấu lao động của thị trường lao động Việt Nam rất buồn đó là hình chóp, đây không phải mô hình tối ưu. Các nước kém phát triển hình chóp rất cao tức là số lao động giản đơn bên dưới rất nhiều và càng lên cao càng ít. Những nước phát triển là mô hình quả trứng, tức là bầu ở giữa nhưng đang chuyển biến dần”, Phó thủ tướng nói.

Theo đó, Việt Nam cần cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục bao gồm cả phổ thông, dạy nghề, đại học và trên đại học để nắn mô hình đào tạo này dần dần trở về theo xu hướng. “Nhưng chúng ta không nên chỉ chú ý cái đấy mà quan trọng phải nắn mô hình thị trường lao động”.

Hiện nay, theo Phó thủ tướng, Việt Nam có 100 lao động thì chỉ hơn 50 lao động được đào tạo. Trong hơn 50 đấy chỉ có hơn 22 người có bằng cấp còn lại hơn 30 người chưa có bằng cấp chứng chỉ.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Cơ cấu đào tạo bằng cấp của Việt Nam không giống nước nào