“Đối với vụ Nguyễn Khắc Thủy phải có Chủ tịch nước có ý kiến và dư luận lên án thì cơ quan điều tra mới tích cực xem xét. Vậy những vụ mà dư luận không lên án, lãnh đạo không vào cuộc thì thế nào?”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói tại cuộc chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung chiều 5.6.

Xâm hại trẻ em: Dư luận không lên án, lãnh đạo không vào cuộc thì thế nào?

Trí Lâm | 05/06/2018, 18:18

“Đối với vụ Nguyễn Khắc Thủy phải có Chủ tịch nước có ý kiến và dư luận lên án thì cơ quan điều tra mới tích cực xem xét. Vậy những vụ mà dư luận không lên án, lãnh đạo không vào cuộc thì thế nào?”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói tại cuộc chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung chiều 5.6.

Xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp

Giải trình trước Quốc hội về tình trạng xâm hại trẻ em, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, đây là vấn đềgây bức xúc trong xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã khởi tố hơn 701 vụ, truy tố 753 vụ, 805 bị can, đưa ra xét xử gần 648 vụ và 690 bị can.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng cho biết, trong số xâm hại, bạo hành trẻ em trong 5 tháng đầu năm 2018 thì xâm hại tình dục chiếm 84%. Xâm hại tình dục trẻ em diễn biến rất phức tạp, không chỉ trẻ em gái, trẻ em trai cũng bị xâm hại. Có cả những đối tượng từ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội...

Nguyên nhân của tình hình trên là do việc tố cáo trình báo tội phạm xâm hại trẻ em thường chậm, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm; vụ việc có tính nhạy cảm nên người thân thường dấu kín, lo ngại nạn nhân bị ảnh hưởng tâm lý nên không hợp tác với cơ quan điều tra; hầu hết các vụ không có nhân chứng trực tiếp, nạn nhân còn nhỏ tuổi, hoảng loạn tâm lý nên khai báo không chính xác, hoặc khai báo không thống nhất,...

Theo đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Điều 146 của Bộ luật Hình sự hiện hành quy định các hành vi của xâm hại tình dục gồm các tội cưỡng dâm, hiếp dâm, giao cấu và dâm ô nhưng lại không quy định thế nào là hành vi dâm ô, cũng như các hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, quá trình điều tra gặp nhiều vướng mắc trong việc củng cố chứng cứ pháp lý để chuyển sang viện kiểm sát.

Đại biểu Hiền đề nghị, cơ quan điều tra, mà đại diện là Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này vì luật không quy định cụ thể thì không thể ngăn chặn được hành vi dâm ô với trẻ em và chắc chắn sẽ không tạo được rào cản, bảo vệ từ xa cho trẻ đối với các tội liên quan đến xâm hại tình dục, trong đó có hành vi dâm ô.

Đồng tình với điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhìn nhận, việc xét xử các vụ việc xâm hại trẻ em rất khó chứng minh, nhưng cũng có những vụ không tích cực. Ví dụ như vụ việc ở Cà Mau, phải khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, dư luận lên án mới vào cuộc, nhưng khi đó thì cháu bé đã tự tử.

“Đối với vụ Nguyễn Khắc Thủy phải có Chủ tịch nước có ý kiến và dư luận lên án thì cơ quan điều tra mới tích cực xem xét. Vậy những vụ mà dư luận không lên án, lãnh đạo không vào cuộc thì thế nào?”, bà Nga nói.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp đã đề nghị cơ quan tư pháp phải có quy trình trực tiếp đối với loại tội phạm này về điều tra, truy tố, xử lý tin báo, trực tiếp đối với loại tội phạm xâm hại tình dục.

Gần 60% các vụ xâm hại là người thân, quen

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, những vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em không gây khó khăn trong quá trình xét xử nhưng khó khăn trong quá trình điều tra, bởi phần lớn các vụ việc truy xét nhưng không có người làm chứng, thời gian xảy ra đến khi phát hiện thường là đã xa; gia đình nạn nhân ngại khai báo, thậm chí còn che giấu, từ chối giám định, không hợp tác với cơ quan điều tra.

Về giải pháp, Chánh án TANDTC cho rằng các cơ quan tố tụng đã phối hợp rất chặt chẽ, đưa được hơn 90% các vụ việcra xét xử đúng người đúng tội. Tỷ lệ trả, hủy sửa, trả hồ sơ đòi hỏi phải hạ xuống theo yêu cầu của Quốc hội, mong muốn của cử tri.

Về giải pháp triển khai tổ chức, TANDTC vừa ban hành thông tư yêu cầu tòa án địa phương, trong đó có các tòa án cấp huyện đủ điều kiện hình thành tòa chuyên trách về hôn nhân gia đình và vị thành niên.Ngoài ra, TANDTC đã áp dụng phòng xét xử thân thiện dành cho trẻ vị thành niên ở TP.HCM và đang nhân rộng ra cả nước. Những nạn nhân có thể không phải ra tòa mà chỉ thẩm vấn qua micro để đảm bảo về mặt tâm lý.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, phải từ phân loại để tìm ra giải pháp. Hiện nay, tỷ lệ 59,9% số người có hành vi xâm hại trẻ em là người thân, người quen. Đây chính là đối tượng thời gian tới phải quan tâm hơn để ngăn chặn tình trạng này.

Giải pháp là phải tăng cường quản lý Nhà nước, đặc biệt trong luật phải quy định rõ trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ LTBXH, UBND các cấp và sửa đổi luật pháp liên quan; tăng cường tuyền thông trong mỗi gia đình, để thời gian tới sẽ thay đổi trong quản lý gia đình, tăng cường trách nhiệm của người bố, người mẹ, hay các anh, chị trong gia đình, cùng nhà trường, xã hội.

Bên cạnh đó, phối hợp trong thực thi pháp luật, bảo vệ quyền của các em trong quá trình tố tụng; tập trung xử lý, giải quyết các vụ việc nghiêm minh và nhanh chóng nhất; Đẩy nhanh việc thực hiện các dịch vụ công, nhất là dịch vụ 111 phản ứng nhanh, kết nối với Chủ tịch UBND xã, Đoàn thanh niên xã; tập trung đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em.

17 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ em vẫn đơn độc

Tranh luận với Bộ trưởng, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “Chúng ta có 17 cơ quan phụ trách vấn đề này chứ không riêng Bộ LĐTBXH nhưng gia đình có các em nhỏ bị xâm hại lại rất đơn độc. Mong Bộ có thái độ kiên quyết hơn nữa cùng các cơ quan khác vào cuộc. Riêng vụ việc cháu bé tại Thủ Đức bị xâm hại, yêu cầu các cơ quan chức năng sớm xem xét điều tra làm rõ vụ việc vì có nhiều tình tiết mờ ám”.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, thời gian qua, hệ thống pháp luật cơ bản đảm bảo quyền lợi của các em một cách đồng bộ, quy định rõ từng cơ quan quản lý phụ trách từng vấn đề và Bộ LĐTBXH là cơ quan Nhà nước quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng ý với ý kiến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về việc thời gian vừa qua có một số vụ việc kéo dài, thậm chí xử lý chưa nghiêm minh. Nhiều vụ việc khi có ý kiến của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thì mới tiến hành. Đây là vấn đề các cơ quan quản lý nhà nước phải nêu cao trách nhiệm. Các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng cần phải kiểm điểm, đánh giá thực chất lại vấn đề này như thế nào.

“Đại biểu muốn chúng tôi lên tiếng mạnh hơn. Hầu như các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em, Bộ LĐTBXH đều chủ động có ý kiến. Nhiều vụ việc, tôi đã trực tiếp báo cáo Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến trực tiếp. Có những vụ việc cá nhân tôi trực tiếp trao đổi”, ông Dung nói và dẫn ví dụ vụ án Nguyễn Khắc Thủy, ngay buổi chiều hôm kết thúc Phiên tòa của Tòa án nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ trưởng đã báo cáo với Quốc hội, đã xin gặp trực tiếp, trao đổi trực tiếp với Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí và Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình.

“Tôi nói rõ, quan điểm cá nhân tôi cũng như trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước không đồng tình với kết quả xét xử và đề nghịTòa án nhân dân tối cao, VKSNDTC xem xét lại và xử lý nghiêm minh theo pháp luật”, Bộ trưởng giải trình và khẳng định, trong các vụ việc không phải Bộ không lên tiếng mà tùy từng vụ việc Bộ đều có ý kiến theo những cách khác nhau để bảo vệ quyền lợi các em.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xâm hại trẻ em: Dư luận không lên án, lãnh đạo không vào cuộc thì thế nào?