Chứa đựng nỗi đau đớn của hàng trăm mạng người, hòn đá chém của chùa Thập Tháp giống như một biểu tượng của sự ai oán, thù hận trong một thời kỳ lịch sử loạn lạc mà con người thời nay muốn hóa giải.

Phiến đá ‘ai oán’ nhuốm máu hàng trăm người ở Bình Định

15/05/2018, 16:31

Chứa đựng nỗi đau đớn của hàng trăm mạng người, hòn đá chém của chùa Thập Tháp giống như một biểu tượng của sự ai oán, thù hận trong một thời kỳ lịch sử loạn lạc mà con người thời nay muốn hóa giải.


Nằm ở thị xã An Nhơn, chùa Thập Tháp là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở đất Bình Định. Chùa cũng được biết đến như nơi lưu giữ một phiến đá có lịch sử đặc biệt, được dân gian gọi là hòn đá chém hay hòn đá oán hờn.

Phiến đá này là một khối bạch thạch cao khoảng 0,38m, dài khoảng 1,58m, rộng 1,3m, toàn thân được mài láng, bốn góc tạo hình mềm mại, được đặt phía trước nhà phương trượng, đối diện với chính điện chùa Thập Tháp.

Phía trước phiến đá oán hờn được đặt thêm một khối đá nhỏ khác để làm bậc tam cấp bước vào tòa nhà.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh Bắc tiến chiếm được thành Đồ Bàn đã đưa hàng trăm hàng binh của nghĩa quân Tây Sơn đi xử chém trước cổng thành. Hòn đá chém chính là nơi kê đầu người trong các vụ hành hình này.

Chứa đựng nỗi đau đớn của hàng trăm mạng người nên hòn đá chém được cho là rất linh thiêng. Có rất nhiều giai thoại được lưu truyền quanh phiến đá đặc biệt này.

Truyền thuyết địa phương kể lại rằng, sau khi vụ thảm sát quân Tây Sơn được thực hiện, hàng đêm người dân trong vùng nghe trong phiến đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, khiến cho không ai dám đi ngang nơi cổng thành.

Các nhà sư đã đem phiến đá về chùa Thập Tháp với mong muốn nỗi oan hờn trong phiến đã sẽ dần được siêu thoát khi thường xuyên nghe kinh kệ của nhà chùa.

Sau khi được đưa về chùa, các câu chuyện lạ quanh hòn đá chém vẫn tiếp diễn. Theo lời cao tăng Phước Huệ, ban đầu phiến đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ gần tường bao của chùa, sau này mới được chuyển về vị trí hiện tại...

Trong đêm đầu tiên chuyển hòn đá vào trong chùa, sư Phước Huệ đang ngủ thì thấy có một vị mặc trang phục võ tướng hiện hình nói rằng: “Ông ỷ mình là đệ tử của Phật nên phá nhà tôi hả?”. Nhà sư hét to một tiếng khiến tất cả sư đệ trong chùa đều nghe thấy.

Đệ tử của sư Phước Huệ là nhà sư Mật Hạnh (một vị trụ trì của chùa trước đây) thì kể rằng lúc 20 tuổi, vào những đêm mùa đông, trong tiết trời âm u, nhà sư thấy một phụ nữ thường xuyên bước ra từ phiến đá.

Người phụ nữ này đêm nào cũng mặc áo cụt trắng, quần đen. Khi chó trong chùa sủa ran thì bóng người phụ nữ mới biến mất.

Cho đến những năm gần đây, các nhà sư trong chùa Thập Tháp và các vùng lân cận vẫn tập trung lại để hồi hướng cho những oan hồn ám vào hòn đá sớm siêu thoát.

Có thể nói, hòn đá chém của chùa Thập Tháp giống như một biểu tượng của sự ai oán, thù hận trong một thời kỳ lịch sử loạn lạc mà con người thời nay muốn hóa giải.

Do câu chuyện lịch sử cùng những lời đồn đại được lưu truyền, phiến đá này đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong thời gian qua.

Quốc Lê – Theo Kienthuc.net

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phiến đá ‘ai oán’ nhuốm máu hàng trăm người ở Bình Định