Ít nhất một lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ đến từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở cách Trái đất hơn 320km.

Phi hành gia NASA bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ Mỹ từ trạm vũ trụ ISS

Long Hải | 09/11/2022, 14:15

Ít nhất một lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ đến từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở cách Trái đất hơn 320km.

co-my.jpg
Quốc kỳ Mỹ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)

Phi hành gia NASA Josh Cassada đã che chắn chiếc giường tầng của mình trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), tạo ra một phòng bỏ phiếu cho cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ từ không gian vào hôm 8.11.

“Tôi đã bỏ phiếu trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, nhưng phòng bỏ phiếu năm nay chắc chắn rất đặc biệt. Xin cảm ơn tất cả mọi người - đặc biệt là nền dân chủ - đã cho phép tôi tiếp tục là một phần của quá trình này trong năm nay”, Cassada viết trong một dòng tweet trên Twitter.

Cassada và các phi hành gia Mỹ khác trên trạm vũ trụ ISS có đủ điều kiện để bầu cử bằng cách bỏ phiếu vắng mặt. Quá trình này bao gồm việc phi hành gia điền vào Đơn dạng bưu thiếp liên bang (FPCA) trước khi bay vào không gian. Đơn này cho phép công dân Mỹ ở nước ngoài, hoặc trong trường hợp của Cassada là trên trạm ISS, yêu cầu cơ quan bầu cử gửi mẫu phiếu bầu cho mình qua thư điện tử.

Các cử tri Mỹ đủ điều kiện khác trong Phi hành đoàn Expedition 68 trên trạm vũ trụ ISS bao gồm Kjell Lindgren (người Mỹ sinh ra ở Đài Loan), Loral O'Hara, Bob Hines, Jessica Watkins (người phụ nữ da đen đầu tiên được phóng lên không gian cho một nhiệm vụ kéo dài), Nicole Mann (người phụ nữ Mỹ bản địa đầu tiên trong không gian) và Frank Rubio (người Mỹ gốc Salvador đầu tiên trong không gian).

NASA là một mục hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị của Mỹ những tháng gần đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận cam kết của cơ quan này là duy trì hoạt động trên trạm vũ trụ ISS đến năm 2030 với việc thông qua Đạo luật CHIPS vào mùa hè này. Nhà Trắng cũng đã đề xuất ngân sách lên tới 23 tỉ USD cho NASA trong năm 2023, với lời hứa cơ quan này sẽ đưa các phi hành gia lên sao Hỏa vào năm 2040.

Cử tri Mỹ ngày 8.11 đi bỏ phiếu bầu cử giữa nhiệm kỳ để bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 35 trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện và 36 thống đốc bang.

Các chuyên gia cho rằng cuộc bầu cử này không chỉ là phép thử với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, mà còn là “hàn thử biểu” cho ảnh hưởng của người tiền nhiệm Donald Trump với nền chính trị Mỹ.

Bài liên quan
Bụi sao Hỏa độc hại gây nguy hiểm cho phi hành gia
Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết bụi độc hại trên sao Hỏa sẽ khiến các sứ mệnh đến hành tinh đỏ trong tương lai trở nên cực kỳ nguy hiểm với phi hành gia, do đó cần chuẩn bị biện pháp đối phó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phi hành gia NASA bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ Mỹ từ trạm vũ trụ ISS