Sau bình luận của ông Donald Trump về việc các hacker Nga nên công khai những email bị xóa của bà Hillary Clinton, đảng Dân chủ ngay lập tức nắm bắt cơ hội và tấn công ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa.

Phe bà Hillary Clinton buộc ông Donald Trump tội 'phản quốc'

Hà Ngọc Bách | 28/07/2016, 15:11

Sau bình luận của ông Donald Trump về việc các hacker Nga nên công khai những email bị xóa của bà Hillary Clinton, đảng Dân chủ ngay lập tức nắm bắt cơ hội và tấn công ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa.

Sau khi ông Trump đưa ra bình luận của mình, tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ ở Philadelphia, các quan chức phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Clinton liền lên tiếng rằngông Trump đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và thậm chí là "đi đêm với một kẻ thù của nước Mỹ".

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc CIA Leon Panetta gọi ý kiến của ông Trump là "vô trách nhiệm" và cáo buộc ứng viên này đang "nhờ người Nga can thiệp vào nền chính trị Mỹ".

Phát biểu mới của ông Trump làm nặng thêm các cáo buộc gián điệp Nga, hệt như những bộ phim về thời Chiến tranh lạnh, chỉ một tuần sau khi WikiLeaks đăng tải các email của các quan chức hàng đầu Ủy ban Toàn quốc của đảng Dân chủ (DNC) qua đócho thấy có sự thiên vị giữa 2 ứng cử viên của đảngtrong quá trình bầu cử sơ bộ.

Các quan chức Mỹ nói rằng họ "có chút nghi ngờ" rằng Moscow đứng sau các vụ tấn công mạng vào máy chủ của DNC.
“Đây là lần đầu tiên một ứng cử viên tổng thống Mỹ khuyến khích các thế lực nước ngoài tiến hành hoạt động gián điệp chống lại đối thủ chính trị của mình. Điều này không còn là một sự tò mò của cá nhân, mà là một vấn đề chính trị và có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,” ôngJake Sullivan, cố vấn chính sách cấp cao của bà Clinton tấn công khả năng làm "tổng tư lệnh" của ông Trump.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 27.7 với CNN, ông Panetta cũng nhấn mạnh câu hỏi về "sự trung thành" của ông Trump với nước Mỹ.

"Đó thực sự là vượt qua mọi sự hiểu biết của tôi về trách nhiệm mà các ứng viên phải tỏ ra trung thành với đất nước của họ và họ không được có những tiếp xúc với những người như Putin hay nước Nga để kêu gọi họ thực hiện một âm mưu chống lại bên đối lập", ông Panetta nói.

"Hãy nghĩ về điều đó trong thời điểm hiện tại. Donald Trump muốn làm Tổng thống Mỹ và ông ta yêu cầu một trong những kẻ thù của chúng tôi tấn công mạng chống lại nước Mỹ và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của chúng tôi", ông Panetta nhấn mạnh.

Ngay lập tức, những người phụ tráchchiến dịch tranh cử của ông Trump đã đưa ra tuyên bố chỉ trích lập trường của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

"Đáng báo động là Leon Panetta sẽ im lặng trước các hoạt động tình báo đối ngoại nhắm vào Hillary Clinton với hộp email cá nhân bất hợp pháp của bà ta và sau đó xóa bỏ những email bất hợp pháp rồi ra vẻ như biết gì để che giấu tội ác của mình trước chính quyền và công chúng", ông Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của ông Trump nói. Đồng thời ông nàycũng cáo buộc bà Clinton đã gây ra nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ với chính sách của bà ở Trung Đông và Bắc Phi.

Người phụ trách chiến dịch của ông Trump cũng nhấn mạnh ứng viên này không kêu gọi Nga hoặc thế lực nào hack vào tài khoảnemail của bà Clinton mà là "hỏi xem có ai có 33.000 email bị xóa bất hợp pháp của bà Clinton thìnên giao chúng cho FBI".

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Newt Gingrich cũng lên tiếng bênh vực ông Trump: "Từ đầu Hillary hứa với chúng ta là bà ta chỉ xóa 33.000 email cá nhân. Làm thế nào mà những email cá nhân có thể trở thành vấn đề an ninh quốc gia nếu có ai đó đăng tải chúng".

Nhà phân tích pháp lý Steve Vladeck của CNN nói rằng "không có lý luận thực tế cho thấy ý kiến của ông Trump ngang với tội "phản quốc".

"Luật pháp liên bang nhấn mạnh hành vi "phản quốc" là khi một cá nhân "tiến hành chiến tranh chống lại Mỹ hoặc có quan hệ với kẻ thù của đất nước", ông Aladeck cho biết. Theo định nghĩa đó, Nga hiện không phải là kẻ thù của Mỹ nên không thể nói ông Trump "phản quốc" được.

Ông Trump thường nhấn mạnh quan hệ Mỹ - Nga sẽ tốt hơn nếu ông trở thành tổng thống thay vìbà Clinton. Ông Trump cũng nói là ông sẽ "cứng rắn" trong quan hệ với ông Putin, nhưng sẽ tìm cách thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Nga.Nhưng ông Trump nói rằng điều đó không có nghĩa là ông đang thân Nga.

"Tôi chưa bao giờ gặp ông Putin, tôi cũng không quen ông ta. Nhưng ông ấy từng nói tốt về tôi", ông Trump nói.

Ông Trump cũng không nói rõ về chính sách của Mỹ đối với Nga, liên quan đến cuộckhủng hoảng Ukraine, đặc biệt là vấn đề Crimea. Khi được hỏi là liệu ông sẽ xác nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và dừng trừng phạt nước này hay tiếp tục trừng phạt Nga vì sự sáp nhập này, ông Trump đã trả lời khá "nước đôi":"Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này. Vâng chúng tôi sẽ xem xét kỹ".

Thiên Hà (theo CNN)
Bài liên quan
Lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến Kyiv lo ngại
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố các đề cử nội các như Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, Tulsi Gabbard làm Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia đã thổi bùng lên mối lo ngại từ Kyiv về khả năng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phe bà Hillary Clinton buộc ông Donald Trump tội 'phản quốc'