Các nhà hóa học Mỹ đã phát triển được loại polimer mới tương tự như nhựa với các thuộc tính cần thiết nhưng có thể tận dụng được nhiều lần.
Theo Science, các nhà hóa học ở Đại học Colorado, Mỹ, với sự hướng dẫn của giáo sư Eugene Chen, đã phát triển một loại polymer mới, tương tự như nhựa. Loại polimer mới này có thể được chế biến đi chế biến lại nhiều lần, trong quá trình đó vật liệu bị vỡ thành các monomer riêng biệt.
Vật liệu mới được tạo ra từ một phân tử dựa trên gamma-butyrolactone (GBL) nhưng trong đó, hai nguyên tử cacbon được kết hợp thành một cấu trúc tuần hoàn khi biến đổi. Đồng thời, vật liệu tổng hợp mới được tạo ra từ các chất phản ứng thông thường, được bán tự do - điều này làm giảm chi phí của sản xuất.
Sau khi sử dụng vật liệu này thay thế cho nhựa, nó có thể được chế biến đi chế biến lại hàng ngàn lần. Các nhà khoa học lưu ý rằng các polymer tương tự đã từng được phát triển trước đó, nhưng so với nhựa, chúng luôn khác nhau về tính chất và khả năng chống lại sự hư hại.
Được biết, trước đó, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loài vi khuẩn giúp phân hủy nhựa trong vài ngày. Vi khuẩn Ideonella sakaiensis phân hủy nhựa PET bằng cách dùng 2 loại enzyme là PETase và MHETase. Hiện tại, một nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu để các vi khuẩn này tăng tốc xử lý khi có thể “ăn” chai nhựa trong vòng vài giây. Đây là loại nhựa thường được dùng trong sản xuất nước đóng chai, mỹ phẩm và đồ dùng gia đình.
Vũ Trung Hương