Theo Bộ TT-TT, định hướng năm 2024 là thúc đẩy chuyển đổi số; phát triển các công nghệ mới, tiên tiến như IoT; di động 5G/6G…

Phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy hệ sinh thái số của Việt Nam

Thu Anh | 12/01/2022, 19:20

Theo Bộ TT-TT, định hướng năm 2024 là thúc đẩy chuyển đổi số; phát triển các công nghệ mới, tiên tiến như IoT; di động 5G/6G…

Liên quan đến công tác KH-CN, Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Bộ TT-TT cho biết trong năm 2021, công tác KH-CN, Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đạt được một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, triển khai thử nghiệm Bộ chỉ số KPI đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (phiên bản 1.0); xây dựng và xin ý kiến về Hướng dẫn trao đổi và chia sẻ dữ liệu về cơ sở hạ tầng trong đô thị thông minh; rà soát, bổ sung về bản đồ công nghệ 5G.

Thực hiện thẩm định dự thảo bộ Tiêu chí chất lượng đối với 9 dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Triển khai chỉ định, thừa nhận các phòng thử nghiệm viễn thông.

Về hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận ICT, năm qua Bộ TT-TT đã xây dựng và trình phê duyệt quyết định giao trực tiếp thực hiện các hoạt động năm 2021 thuộc Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1264/QĐ-BTTTT ngày 23.8.2021)…

phat-trien-cac-cong-nghe-moi-thuc-day-he-sinh-thai-so-cua-viet-nam.jpg
IoT là 1 trong những công nghệ tiên tiến hiện nay - Ảnh: Internet

Theo Bộ TT-TT, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là xây dựng và bảo vệ kế hoạch KH-CN và đổi mới sáng tạo năm 2023; rà soát, xây dựng, cập nhật Bản đồ công nghệ một số lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ TT-TT.

Cập nhật Bộ chỉ số (KPI) đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (phiên bản 2.0). Xây dựng dự kiến 8 QCVN, 13 TCVN phục vụ mục tiêu quản lý, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn của Bộ TT-TT.

Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 của Bộ TT-TT; áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Khối cơ quan Bộ.

Phát triển và khai thác tối ưu các hạ tầng số

Về định hướng đến năm 2024, Bộ TT-TT cho biết sẽ xây dựng và giao Kế hoạch KH-CN hằng năm, bao gồm các nội dung về nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách; hệ thống tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; nghiên cứu xây dựng, phát triển và khai thác tối ưu các hạ tầng viễn thông, Internet (hạ tầng số); nghiên cứu, phát triển thử nghiệm các sản phẩm/nền tảng/dịch vụ viễn thông và CNTT phục vụ chuyển đổi số.

Tham mưu, định hướng công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển, tiêu chuẩn hóa. Trong đó, phát triển hạ tầng băng rộng; thúc đẩy chuyển đổi số; phát triển các công nghệ mới, tiên tiến như IoT, di động 5G/6G, AI, Big data analytics, Block chain, Cloud computing, VR/AR… và các công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn mạng; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số của Việt Nam.

Thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao, hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghệ; chế tạo thử nghiệm hoàn thiện sản phẩm công nghệ mới. Nghiên cứu xây dựng các bản đồ công nghệ phục vụ phát triển các lĩnh vực quản lý của Bộ.

Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn cơ sở tại các doanh nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, trọng tâm về tiêu chí, chức năng cho các sản phẩm công nghệ mới, về an toàn thông tin cho sản phẩm, hệ thống, giải pháp “Make in Vietnam”.

Triển khai các hoạt động KH-CN hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận ICT, trong đó tập trung vào công tác xây dựng TCVN, QCVN trợ giúp người khuyết tật tiếp cận ICT; nghiên cứu phát triển các công cụ hỗ trợ người khuyết tật sử dụng các dịch vụ CNTT và truyền thông…

Bài liên quan
Phát triển công nghiệp ICT, công nghệ số đóng góp vào chuyển đổi số
Ngành công nghiệp ICT, công nghệ số giúp giải quyết các bài toán của Việt Nam, đóng góp vào chuyển đổi số...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thúc đẩy hợp tác Nghị viện giữa Việt Nam và Nhật Bản đi vào thực chất
3 giờ trước Theo dòng thời sự
"Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm hiện thực hóa đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản đi vào thực chất và bền vững".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy hệ sinh thái số của Việt Nam