Một nghiên cứu lớn được công bố ngày 11.7 đã phát hiện rằng máy đo nồng độ oxy trong máu - chìa khóa để đánh giá tình trạng bệnh nhân COVID-19 - cho kết quả kém chính xác hơn đối với những bệnh nhân có làn da sẫm màu.

Phát hiện ra sự phân biệt màu da ở máy đo nồng độ oxy

Đan Thuỳ | 12/07/2022, 12:33

Một nghiên cứu lớn được công bố ngày 11.7 đã phát hiện rằng máy đo nồng độ oxy trong máu - chìa khóa để đánh giá tình trạng bệnh nhân COVID-19 - cho kết quả kém chính xác hơn đối với những bệnh nhân có làn da sẫm màu.

Máy đo nồng độ oxy trong máu là thiết bị dùng để đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp người dùng kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của cơ thể để có cách xử lý nhanh chóng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chỉ số SpO2 dễ dàng được đo qua da bằng một loại thiết bị đầu dò được kẹp ở dái tai, ngón tay hoặc ngón chân. 

Từ những năm 1970, người ta đã biết rằng sắc tố da có thể làm sai lệch kết quả, nhưng sự khác biệt không được cho là ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân.

13874-730x420px.jpeg
Máy đo nồng độ oxy cho kết quả kém chính xác ở những người da màu - Ảnh: Internet

Tại Mỹ, nghiên cứu cho thấy trong số 3.069 bệnh nhân được điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Boston từ năm 2008 - 2019, những bệnh nhân da màu được cung cấp lượng oxy bổ sung ít hơn đáng kể so với mức được coi là tối ưu so với người da trắng do kết quả từ máy đo nồng độ oxy không chính xác có liên quan đến sắc tố da của họ.

Tiến sĩ Leo Anthony Celi, thuộc Trường Y Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), người giám sát việc nghiên cứu cho biết: "Các y tá và bác sĩ đã đưa ra quyết định sai lầm, dẫn đến việc những bệnh nhân da màu không được cung cấp oxy đầy đủ do những kết quả không chính xác từ máy đo nồng độ oxy". 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy các chỉ số đo oxy trong mạch được kiểm tra dựa trên phép đo trực tiếp nồng độ oxy trong máu, điều này không thực tế ở bệnh nhân bình thường vì nó đòi hỏi một thủ thuật xâm lấn đau đớn.

Các tác giả của một nghiên cứu riêng biệt liên quan đến những bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố gần đây trên cùng một tạp chí đã cho thấy "giảm oxy máu" - mức độ bão hòa oxy dưới 88% mặc dù kết quả đo oxy trong mạch từ 92% đến 96% trong 3,7% mẫu máu từ bệnh nhân người châu Á, 3,7% mẫu từ bệnh nhân da đen, 2,8% mẫu từ bệnh nhân gốc Tây Ban Nha so với chỉ 1,7% mẫu từ bệnh nhân da trắng. Người da trắng chỉ chiếm 17,2% tổng số bệnh nhân bị giảm oxy máu.

Các tác giả kết luận rằng thành kiến ​​về chủng tộc và dân tộc trong độ chính xác của máy đo nồng độ oxy đã dẫn đến việc điều trị bị trì hoãn hoặc bị từ chối ở những bệnh nhân da đen và gốc Tây Ban Nha nhiễm COVID-19.

Celi cho biết, quá trình đo oxy trong mạch cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh béo phì, các loại thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và các yếu tố khác.

Công ty nghiên cứu thị trường Imarc Group dự báo thị trường máy đo nồng độ oxy trên toàn cầu đạt 3,25 tỉ đô la vào năm 2027. Doanh thu của thiết bị này trong năm 2021 là 2,14 tỉ USD.

Giám đốc điều hành Medtronic Plc Frank Chan cho biết trong một tuyên bố rằng công ty xác nhận độ chính xác của máy đo nồng độ oxy của mình "bằng cách lấy các mẫu máu đồng bộ ở mỗi mức hàm lượng oxy trong máu và so sánh kết quả đo mạch máu với các phép đo được thực hiện từ mẫu máu". 

Ông Frank Chan cũng nói thêm rằng, Medtronic thử nghiệm các thiết bị của mình trên số lượng người tham gia có sắc tố da sẫm màu cao hơn yêu cầu, "để đảm bảo công nghệ của chúng tôi sẽ hoạt động tốt ở tất cả các đối tượng bệnh nhân."

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện ra sự phân biệt màu da ở máy đo nồng độ oxy