Tất cả các trang báo lớn quốc tế hôm nay đều đưa công bố của các nhà khoa học Mỹ về nguyên nhân cái chết của thủy tổ loài người.
Nếu bạn là người yêu thích khoa học và thường tìm hiểu về nguồn gốc loài người thì bạn phải biết đến cái tên cô bé Lucy. Đó là danh xưng được các nhà khoa học gọi cho hóa thạch là thủy tổ loài người chúng ta.
Cách đây 42 năm, các nhà khoa học đã khám phá ra bộ hài cốt hóa thạch khá nguyên vẹn có niên đại 3,2 triệu năm (dựa trên đo phóng xạ) của một người phụ nữ ở vùng Afar, đông bắc Ethiopia.
Đó là phát hiện chấn động thời điểm ấy vì nó khẳng định con người đã có mặt trên trái đất từ hàng triệu năm trước chứ không phải chỉ vài chục ngàn năm mà ban đầu người ta lầm tưởng. Bộ hóa thạch đã trở nên nổi tiếng thế giới lúc đó.
Chỉ có điều giới khoa học khi đó không thể hiểu được tại sao Lucy lại chết sớm vậy. Họ có thể xác định tuổi của Lucy thông qua độ mòn của răng và đặt ra nhiều câu hỏi về độ tuổi trung bình của tổ tiên chúng ta cách đây hàng triệu năm.
Nhưng giờ bí ẩn và thắc mắc đã có lời giải. Dựa trên hàng loạt thí nghiệm với sự trợ giúp của công nghệ in 3D để tái tạo lại xương của cô bé Lucy, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng cô bé Lucy đã bị ngã cây dẫn đến gãy một loạt xương phù hợp với hóa thạch tìm được.
Chính vụ tai nạn này đã khiến Lucy thiệt mạng. Điều này cũng đưa ra một gợi mở rằng thủy tổ của loài người dù có thể sống ở trên cây nhưng không còn thích ứng với việc leo trèo như các loài khác nên đã gặp tai nạn kiểu này. Còn nếu là khí vượn thì chúng đã không thể bị ngã cây rồi gãy xương nhiều chỗ như vậy.
Anh Tú