Theo tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học từ Mỹ và Úc đã phát hiện ra hóa thạch của một voi răng mấu Mammutidae mà trên bộ xương còn lưu lại dấu vết của việc con người tiến hành chế biến tại miền Nam California (Mỹ).

Phát hiện những dấu vết cổ xưa của con người ở Mỹ

Vũ Trung Hương | 30/04/2017, 15:02

Theo tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học từ Mỹ và Úc đã phát hiện ra hóa thạch của một voi răng mấu Mammutidae mà trên bộ xương còn lưu lại dấu vết của việc con người tiến hành chế biến tại miền Nam California (Mỹ).

Tuổi của hóa thạch được phát hiện trên là 100.000 năm. Điều này cho thấy rằng những người đầu tiên đến Bắc Mỹ sớm hơn so với tính toán trước đây. Hóa thạch của động vật có vú tuyệt chủng này được tìm thấy trong các lớp đá thuộc Pleistocen muộn, ở San Diego miền Nam California (Mỹ).

Các nhà khoa học đã phát hiện ra các đống xương gãy, vớivết rạn đặc trưng của việc tác động bằng vật rắn. Ngoài ra, tại đây các nhà khoa học còn tìm thấy đe đá có dấu hiệu hao mòn không phải do các quá trình tự nhiên. Dùng phương pháp uranium-thori xác định tuổi cho thấy các mẩu xương khoảng 130.000 năm tuổi. Phương pháp này bao gồm việc xác định tỷ lệ phân hủy các nguyên tố phóng xạ biến thành chì.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng những người thời đó có đủ kiến ​​thức và kỹ năng khéo léo để sử dụng những tảng đá lớn làm búa và các công cụ để móc tủy từ xương voi.

Các cuộc tranh luận trong giới khảo cổ học hiện đại về thời điểm người định cư tại châu Mỹ vẫn diễn ra dai dẳng với nhiều kịch bản. Gần đây, các nhà khoa học đã nghi ngờ về kịch bản định cư truyền thống, theo đó những người nhập cư đã đến Mỹ qua ngả Canada vượt qua hành lang giữa hai dải băng. Bằng chứng mới cho thấy rằng họ đã thâm nhập vào lục địa Mỹ theo một số cách khác.

Hiện nay, có hai giả thuyết chính về việc con người định cự tại châu Mỹ. Theo giả thuyết cho rằng người xưa đã đi đến châu Mỹ bằng đường bộ thì những con người cổ đại đầu tiên di cư đến Bắc Mỹ khoảng 13-18.500 năm trước đây trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Theo giả thuyết khác thì đợt di cư đầu tiên diễn ra sớm hơn nhiều, khoảng 21-40.000 năm trước đây và sau đó đã có nhiều đợt di cư nữa. Những người ủng hộ của cả hai lý thuyết đồng ý rằng người Paleo-Indians đến Bắc Mỹ từ châu Á qua eo biển Bering – qua một “cây cầu đất” đã hình thành trên vị trí eo biển Bering một vài lần.

Những phát hiện mới của các nhà khảo cổ Mỹ có thể đẩy thời điểm loài người lần đầu tiên đến lục địa sớm hơn 100.000 năm nữa. Hơn nữa, trong trường hợp này, những người định cư đầu tiên không phải là con người hiện đại, Homo Sapiens, những người đã di cư khỏi châu Phi khoảng 50-90.000 năm trước đây, mà là các giống người khác, nay đã tuyệt chủng. Chẳng hạn, đó có thể là những người Neanderthal sống 100.000 năm trước đây trên vùng lãnh thổ trải dài từ Tây Âu đến Nam Siberia, hoặc người Denisova, những người định cư rải rác ở châu Á.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện những dấu vết cổ xưa của con người ở Mỹ