Để có tiền mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh dùng tiền gửi liên ngân hàng của VNCB bảo đảm khoản vay TP Bank gần 1.700 tỉ đồng dù hồ sơ có nhiều sai phạm.

Phạm Công Danh đã rút ruột 1.660 tỉ của VNCB như thế nào?

Hồ Đông | 19/01/2018, 12:55

Để có tiền mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh dùng tiền gửi liên ngân hàng của VNCB bảo đảm khoản vay TP Bank gần 1.700 tỉ đồng dù hồ sơ có nhiều sai phạm.

Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) cùng các đồng phạm gây ra thất thoát 6.100 tỉ đồng ở VNCB giai đoạn 2 đang diễn ra.

Sau những câu hỏi xoayquanh số tiền 4.700 tỉ đồng Phạm Công Danh chỉ đạo thuộc cấp vay BIDV sai quy định, HĐXX, luật sư tiếp tục xét hỏi làm rõ khoản tiền 1.740 tỉ đồng VNCB bị thiệt hại do 11 công ty “ma” vay của TP Bank.

Lật lại hồ sơ sự việc, tháng 5.2013, ông Danh cần tiền chăm sóc khách hàng và tăng vốn đầu tư nên chỉ đạo Phan Thành Mai (Nguyên Tổng giám đốc VNCB) tìm cáchrút tiền từ VNCB ra ngoài.

Phan Thành Mai lúc này đề xuất ông Danh ủy thác qua Quỹ Lộc Việt (do Nguyễn Việt Hà làm Tổng giám đốc) để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh.Ý định của Mai và ông Danh là nhờ Việt Hà mượn pháp nhân các công tyđể vay tiền Ngân hàng Tiên Phong – TP Bank, sau đó lấy tiền mượn mua trái phiếu. Để đảm bảo khoảnvay này, VNCB sẽ bảo lãnh. Bản thân Công ty Cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt (Quỹ Lộc Việt được thành lập ngày 6.11.2017 với vốn điều lệ 25 tỉ đồng).

Sau khi thống nhất các phương án vay với phía ông Danh, Việt Hà gặp gỡ, trao đổi với Đặng Bích Thủy (thời điểm làm Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp) và Đinh Việt Cường (Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp của TP Bank).

Các bên đưa ra phương án dùng 11 pháp nhân của các công ty tham gia vào việc vay vốn, mua trái phiếu và VNCB sẽ đứng ra đảm bảo khoản vay bằng tiền gửi của chính mình tại TP Bank.

TP Bank được xác định có sai phạm trong việc cho 11 công ty vay số tiền hơn 1.660 tỉ đồng

Sau đó Nguyễn Việt Hà trực tiếp giới thiệu 5 công ty của mình, mượn pháp nhân và thành lập cho phương án vay. Đặng Bích Thủy và Đinh Việt Cường cũng trực tiếp giới thiệu 5 công ty, ông Danh giới thiệu 1 công ty để trực tiếp vay tiền TP Bank.

Sau khi được giải ngân, các công ty này ký hợp đồng mua trái phiếucủa Tập đoàn Thiên Thanhvới số tiền 1.600 tỉ đồng. Ngoài ra ông Danh còn khai sử dụng gần 195 tỉ đồng tiền chi trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh (ông chủ Tân Hiệp Phát). Tuy nhiên, ở chiều ngược lại ông Thanh phủnhận chuyện này.

Đến tháng 4.2014, các công ty vay vốn nói trên không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện dự án tại Đà Nẵng, tiềm ẩn rủi ro... qua đó TP Bank tiến hành thu hồi nợ gốc và lãi số tiền hơn 1.740 tỉ đồng. Số tiền này được TP Bank thu hồi trực tiếp từ số tiền 1.753 tỉ đồng của VNCB gửi tạiTP Bank.

Theo cáo trạng số 83/CTr-VKSTC-V3 với kết quả giám định: “Kết luận giám định số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27.5.2016 và kết luận giám định bổ sung số 8671/KLĐ-NHNN ngày 11.11.2016 của Đoàn Giám định Ngân hàng Nhà nước về sai phạm của TP Bank trong quá trình thẩm định xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố/bảo lãnh và kiểm trasau cho vay trong việc các công ty của Phạm Công Danh vay vốn như sau: Quyết định cho vay chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ hoặc cho vay khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá năng lực tài chính để xác địnhtính khả thi, hiệu quả các phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng”.

Việc nhận bảo lãnh khi không có chữ ký của Người quản lí rủi ro hoạt động bảo lãnh và Người thẩm định khoản bảo lãnh; Cho vay khi khách hàng và bên bảo lãnh (VNCB) chưa thực hiện bảo đảm tiền vay; Không kiểm tra sau cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có căn cứ, tài liệu...là thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các quy định của pháp luật, vi phạm Quyết đinh 1627, Thông tư 28, Luật các TCTD 2010 (Luật các tổ chức tín dụng). Trách nhiệm thuộc vềngười thậm duyệt, ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cầm cố tài sản.

Kết quả giám định sau đócủa Giám định viên Ngân hàng Nhà Nướcvề việc này như sau: Việc bảo lãnh khoản vay hơn 1.740 tỉ đồng (cả gốc và lãi) cho 11 công ty vay vốn TP Bank khiến chính VNCB bị thiệt hại toàn bộ số tiền này.

Tin, bài: Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạm Công Danh đã rút ruột 1.660 tỉ của VNCB như thế nào?