Trong giai đoạn bế quan tỏa cảng của thời Edo, đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Nhật vẫn ngấm ngầm phát triển mạnh mẽ, những loại hình nghệ thuật dân tộc mới mẻ liên tục ra đời, mang đến cho đất nước Thần Mặt Trời này những luồng gió mới đậm bản sắc dân tộc. 

Phải biết tận hưởng cuộc đời trong từng khoảnh khắc!

Một Thế Giới | 18/06/2014, 11:19

Trong giai đoạn bế quan tỏa cảng của thời Edo, đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Nhật vẫn ngấm ngầm phát triển mạnh mẽ, những loại hình nghệ thuật dân tộc mới mẻ liên tục ra đời, mang đến cho đất nước Thần Mặt Trời này những luồng gió mới đậm bản sắc dân tộc. 

Ngoài văn hóa của võ sĩ đạo truyền thống, tầng lớp giai cấp thấp nhất trong xã hội bấy giờ là Chonin đã sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo như: thơ Haiku, tuồng Kabuki...
Đặc biệt, khi nhắc đến hội họa thời kỳ này, người ta không thể không nói đến loại hình tranh khắc gỗ - được xem là xúc tác lớn đã làm thay đổi dòng chảy của hội họa phương Tây thế kỷ XIX. Đặc điểm của tranh khắc gỗ màu cổ điển Nhật là không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh.
Những bức tranh khắc gỗ rực rỡ của Nhật Bản từ sau năm 1860 tràn vào châu Âu góp phần tạo nên phong cách và tên tuổi các danh họa trường phái Ấn tượng như Manet, Monet, Degas… Có một câu nói nổi tiếng của nhà triết học người Mỹ là Durant về nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản: “Những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản đã chiếu lên các khung vải của châu Âu ánh mặt trời và nhắn nhủ các họa sĩ hãy là nhà thơ hơn là nhà nhiếp ảnh”.

Và, bậc thầy của thể loại tranh khắc gỗ Nhật Bản mà thế giới hết lời ca tụng này là họa sĩ Kitagawa Utamaro.

Phai biet tan huong cuoc doi trong tung khoanh khac!
Bắt đầu sự nghiệp hội họa vào năm 1775 ngoài việc minh họa cho các cuốn sách về khoa học tự nhiên như Sách về sâu bọNhững quà tặng của thủy triều xuống, tài năng của Utamato thể hiện rõ nét nhất trong thể loại tranh khắc gỗ phù thế hội - một thể loại tranh thể hiện triết lý sống “Ở đời cốt là biết tận hưởng, cả phụ nữ lẫn cảnh đẹp”.
Những bức tranh khắc gỗ đầu tiên của Utamaro nghiêng về miêu tả huyền thoại, chân dung kỹ nữ, tranh phụ nữ Nhật Bản. Năm 1788, Utamato sáng tác liên tục và trở thành một trong những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền hội họa Nhật Bản.

Utamaro thực sự là một người quan sát và thể hiện hết sức tinh tế thế giới nội tâm, những tình cảm phức tạp của người phụ nữ Nhật Bản dù là kỹ nữ hay bình dân. Tại Nhật Bản bấy giờ, không nhà nào mà lại không treo một tranh mỹ nữ duyên dáng của Utamaro.
Theo từ nguyên "phù thế" (ukyo) chỉ một khái niệm của nhà Phật nói rằng tất cả những tài lộc, danh vọng của con người là phù du, tất cả cuối cùng cũng tan theo mây khói, cốt yếu sống phải biết tận hưởng cuộc đời trong từng khoảnh khắc. 
Utamaro được xem là người họa sĩ tài danh nhất của thể loại “phù thế” này nhờ miêu tả xuất thần vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản thời kỳ bấy giờ. 
Điển hình như trong bức “Những người mò trai ở Awabi” (Awabi Drivers Triptych– hiện được lưu trữ trong bảo tàng Guimet – Paris), với phong cách dân gian đậm nét Nhật Bản và một cái nhìn viễn cận Châu Âu, Utamaro với cảm nhận tinh tế của mình đã miêu tả hoàn hảo hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản trên bờ sông Sumida lộng gió. 
Người phụ nữ trong tranh Utamaro không đi đánh cá, vốn là công việc của đàn ông mà họ đang mò hến và hồn nhiên phô bày vẻ đẹp hình thể trước thiên nhiên. Với những gam màu nhẹ nhàng, bố cục hài hòa, những mảng màu đột khởi, Utamaro đã thâu tóm trọn vẹn cuộc sống bình dị, niềm yêu cuộc sống và nét đẹp hình thể thanh xuân, duyên dáng của người phụ nữ Nhật Bản. 
Với bức tranh này, Utamaro đã trở thành người tiên phong và thành công trong nghệ thuật vẽ tranh khỏa thân phụ nữ châu Á.

Phai biet tan huong cuoc doi trong tung khoanh khac! 

Ngoài ra, Utamaro còn vẽ nhiều tranh miêu tả gương mặt xinh tươi của các mỹ nữ. Nội dung không nhằm lột tả tính cách nhân vật, mà cốt tạo ra những bố cục tinh tế, biểu đạt hết sự thanh tú, mềm mại, uyển chuyển của người phụ nữ Nhật Bản. 
Trong những tác phẩm này, Utamaro thực sự là một người quan sát và thể hiện hết sức tinh tế thế giới nội tâm, những tình cảm phức tạp của người phụ nữ Nhật Bản dù là kỹ nữ hay bình dân. Tại Nhật Bản bấy giờ, không nhà nào mà lại không treo một tranh mỹ nữ duyên dáng của Utamaro.
Phai biet tan huong cuoc doi trong tung khoanh khac!
Đặc biệt, là người mạnh dạn và táo bạo trong việc miêu tả triết lý Sống ở đời cốt là biết tận hưởng, cả phụ nữ lẫn cảnh đẹp”, Utamaro còn được biết đến như bậc thầy của loại tranh khỏa thân gợi dục chi tiết và điệu đàng hướng dẫn các kỹ năng trong chốn phòng the nhưng những bức tranh khắc gỗ về đề tài này đều được cất giữ ở nơi riêng biệt và trong thời kỳ đó, không phải ai cũng có thể tiếp cận được chúng.
Họa sĩ bậc thầy này từng bị bắt và nằm 50 ngày trong ngục thất vì tội vẽ một loạt tranh miêu tả cảnh tướng quân đang ăn nằm với nhiều phụ nữ trong nhiều tư thế. Có thể nói, đóng góp lớn nhất của họa sĩ Utamaro là đem đến cho hội họa Nhật Bản thời bấy giờ một cách nhìn mới đầy phóng khoáng, cởi mở trong việc tìm tòi và thể hiện loại tranh khắc gỗ.

Người ta gọi Utamaro như là một người đã tạo ra thời đại vàng sắc trên mộc bản!

Nguyễn Phương Thảo
Ảnh: Tư liệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phải biết tận hưởng cuộc đời trong từng khoảnh khắc!