Bên cạnh sự lên ngôi bất ngờ của Birdman trước đối thủ nặng ký Boyhood, lễ trao giải Oscar còn chứng kiến nhiều phát biểu đụng chạm đến những chủ đề đang gây tranh cãi trong xã hội như nữ quyền tại Hollywood, người đồng tính, nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ và người di cư Mexico.

Oscar 2015: Từ nữ quyền, người đồng tính đến nạn phân biệt chủng tộc

Một Thế Giới | 24/02/2015, 22:43

Bên cạnh sự lên ngôi bất ngờ của Birdman trước đối thủ nặng ký Boyhood, lễ trao giải Oscar còn chứng kiến nhiều phát biểu đụng chạm đến những chủ đề đang gây tranh cãi trong xã hội như nữ quyền tại Hollywood, người đồng tính, nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ và người di cư Mexico.

Lễ trao giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ (gọi tắt là Oscar) từ lâu đã còn không xa lạ với những màn phát biểu và hành động gây tranh cãi. Nếu không nói là một phần truyền thống. Năm nay, chủ đề đưa ra lại có thêm phần đa dạng. Hàng loạt người chiến thắng, từ diễn viên, nhạc sĩ cho đến biên kịch, đã cố tình sử dụng vài phút xuất hiện ngắn ngủi trên sóng truyền hình để chia sẻ mối quan tâm của mình tới hàng trăm triệu người trên khắp hành tinh (Oscar được trực tiếp tại 225 quốc gia). 
Oscar 2015
Ngay từ đầu chương trình, Neil Patrick Harris đã mở màn bằng câu: "Chào mừng đến với lễ trao giải Oscar lần thứ 87. Tối nay, chúng ta sẽ ăn mừng những nhân tố Hollywood đặc sắc nhất và... trắng nhất (nguyên gốc: "whitest"). À không, sáng giá nhất". Đây vốn là một lỗi lầm có chủ đích của anh chàng MC điển trai này. 
Cách đây một tháng, danh sách đề cử của Oscar 2015 sau khi được công bố đã vấp phải sự phản đối khi toàn bộ các đề cử cho 4 hạng mục diễn xuất đều là người da trắng. Việc này lại càng nóng hơn nữa trong bối cảnh Selma - bộ phim tôn vinh nhà hoạt động xã hội chống nạn phân biệt chủng tộc Martin Luther King, cũng xuất hiện trong danh sách đề cử "Phim hay nhất".
Oscar 2015Oscar 2015Oscar 2015Oscar 2015
Khi nhận tượng vàng cho hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất" ("Glory", Selma), nam ca sĩ John Legend đã phát biểu: "Selma chính là hiện thực, không phải quá khứ. Bởi vì cuộc chiến đấu cho công bằng vẫn đang tiếp tục ngay lúc này!". Câu nói dường như được gửi thẳng đến các thành viên của Viện Hàn lâm.
Năm ngoái, Ellen DeGeneres đã "bông đùa" rằng việc kỷ niệm 50 năm chiến thắng của Sidney Poitier - người da màu đầu tiên đoạt "Nam chính xuất sắc nhất", tại Oscar 2014 của Viện Hàn lâm chỉ đơn thuần là hành động ngầm thừa nhận "họ đã từng kỳ thị trong quá khứ". 
Ở một khía cạnh khác, nữ diễn viên Patricia Arquette sau khi cám ơn những cộng sự của mình đã nhắc đến vấn nạn bất công trong việc trả thù lao cho các diễn viên nữ tại Hollywood: "Tôi muốn gửi một thông điệp đến tất cả phụ nữ đã sinh ra toàn bộ người đóng thuế tại đất nước này. Chúng ta đã đấu tranh cho quyền bình đẳng của rất nhiều nhóm người trong xã hội và đây chính là lúc chúng ta nên tự đấu tranh cho chính bản thân mình. Về quyền được trả lương bình đẳng. Một lần và cho mãi về sau!".
Oscar 2015
 
Oscar 2015
 
Ống kính máy quay ngay lập tức tập trung vào Meryl Streep và Jennifer Lopez đang ngồi ở bên dưới bởi vì với mấy chục năm "làm việc" tại Hollywood, hai nữ diễn viên này hoàn toàn đồng ý với bài phát biểu và thể hiện sự ủng hộ rất nhiệt thành. Năm ngoái, Cate Blanchett khi chiến thắng hạng mục "Nữ chính" cũng cho rằng những nhà làm phim đừng coi thường phái nữ và "họ cũng có thể đem về lợi nhuận".
Trên mạng Internet xuất hiện hai luồng dư luận, ủng hộ và phản đối Patricia Arquette. Phe phản đối cho rằng không hề có sự bất công giới tính tại Hollywood và nam giới được trả tiền hậu hĩnh hơn chỉ đơn thuần là vì họ đem đến lợi nhuận cao hơn.
Oscar 2015
 Đạo diễn Alejandro González Iñárritu
Không dừng lại ở đó, đạo diễn của bộ phim Birdman - Alejandro González Iñárritu, trong lúc nhận tượng vàng cũng nhắc đến hiện trạng của những người gốc Mexico đang sinh sống tại Mỹ. 
Graham Moore, người chiến thắng ở hạng mục "Kịch bản chuyển thể" cho bộ phim The Imitation Game, thì chia sẻ về quá khứ từng tự tử vì xu hướng tính dục đồng tính của mình và gửi đi thông điệp tích cực về việc sống thật. "Khi 16 tuổi, tôi đã tự tử bởi vì cảm thấy bản thân mình kỳ lạ và khác biệt. Tôi không nghĩ mình thuộc về nơi nào cả. Vậy mà bây giờ, tôi lại đang đứng ở đây", Graham Moore xúc động, "Tôi muốn nhân khoảnh khắc này gửi một thông điệp đến những người trẻ ngoài kia đang cảm thấy bản thân khác biệt và kỳ lạ. Phải đấy, các bạn kỳ lạ và khác biệt. Hãy cứ thế nhé!", anh phát biểu.
Oscar 2015
 Graham Moore
Nhiều khán giả nhận xét họ cảm thấy khá mệt mỏi khi phải chứng kiến những điều này vào một buổi tối Chủ Nhật. Mặc dù vậy, không ít người lại cho rằng lễ trao giải Oscar năm nay có nhiều "cảm xúc" hơn, thay vì chỉ mang không khí trẻ trung như năm ngoái. Và dù có thế nào đi chăng nữa thì người vui mừng nhất vẫn là ban tổ chức lễ trao giải. Bởi vì dù đã kết thúc thế nhưng Oscar vẫn xuất hiện đều đều trên truyền thông và các trang mạng xã hội, góp phần tạo hiệu ứng thu hút khán giả cho kỳ trao giải năm sau.
Chí Thiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Oscar 2015: Từ nữ quyền, người đồng tính đến nạn phân biệt chủng tộc