Về những bất cập trong hợp đồng 33, bị cáo Đinh La Thăng trả lời luật sư: Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi Hội đồng thành viên PVPower phê duyệt, chứ không phải Hội đồng thành viên PVN phê duyệt, vì khi đó PVPower là Chủ đầu tư.

Ônh Đinh La Thăng: Hợp đồng 33 chỉ có hiệu lực khi HĐTV PVPower phê duyệt

Thu Anh | 11/01/2018, 14:23

Về những bất cập trong hợp đồng 33, bị cáo Đinh La Thăng trả lời luật sư: Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi Hội đồng thành viên PVPower phê duyệt, chứ không phải Hội đồng thành viên PVN phê duyệt, vì khi đó PVPower là Chủ đầu tư.

                    

>> Thuộc cấp của Đinh La Thăng đã cảnh báo những thiếu sót của hợp đồng 33

>> Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo làm hợp đồng khống để rút 13 tỷ ... tiêu Tết

>> Đại án PVN: Làm hợp đồng theo chỉ đạo của Đinh La Thăng, dù biết trái luật

Làm vì sức ép

Sáng 11.1, HĐXX tiếp tục xét xử vụ án Đinh La Thăng cùng đồng phạm với phần xét hỏi của các luật sư xoay quanh hợp đồng số 33.

Bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN - nhấn mạnh: "Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tôi đã nêu ra những bất cập nhưng không được tập đoàn chú ý. Là người phát hiện và đề xuất, nhưng mọi biện pháp đã cố gắng làm mà không có kết quả. Trước sức ép của công việc, trên đe dưới búa, là mắt xích nhỏ nên phải tuân lệnh. Vì Tập đoàn đã quyết định nên phải thực thi, buộc tôi phải lập các hợp đồng chi tạm ứng; nếu không làm thì sẽ cản trở dự án và cũng gây bất cập cho tôi".

Cũng trong sáng 11.1, bị cáo Đinh La Thăng khai: "Theo quy định của pháp luật, chủ thể của hợp đồng là người chịu trách nhiệm, đối với dự án này Hội đồng thành viên PVN đã giao cho Hội đồng thành viên PVPower quyết định lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Hơp đồng chỉ có hiệu lực khi Hội đồng thành viên PVPower phê duyệt, chứ không phải Hội đồng thành viên PVN phê duyệt, vì khi đó PVPower là Chủ đầu tư".

Cũng theo lời khai của bị cáo Thăng, PVPower là đơn vị hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên PVN không có quyền can thiệp.

Lập khống hồ sơ để rút tiền

Trả lời những câu hỏi của luật sư, bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng) - khai: “Công ty bị cáo cung cấp đá và bê tông cho PVC Nghệ An. Năm 2011, PVC Nghệ An nợ tiền bị cáo mà không trả, lúc đó bị cáo nhờ Nguyễn Văn Hòa…

Theo bị cáo Quỳnh, khi đó, Hòa là GĐ Ban điều hành dự án và có đặt vấn đề nhờ bị cáo lấy pháp nhân Công ty Quỳnh Hoa giúp ban điều hành ký một số hợp đồng khống và chỉ nhờ công ty Quỳnh Hoa đứng ra làm pháp nhân.

Theo cáo trạng, tháng 7.2011, Nguyễn Anh Minh - Phó TGĐ PVC được phân công phụ trách ban quản lý điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận giao cho Nguyễn Anh Minh chỉ đạo Lương Văn Hòa - GĐ Ban điều hành chuyển tiền để Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh sử dụng.

Việc chuyển tiền được Lương Văn Hòa thực hiện thông qua đầu mối tiếp nối là Bùi Mạnh Hiển quản lý, chi theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, hoặc đưa cho Nguyễn Anh Minh.

Từ ngày 28.9.2011 - 23.2.2012, Lương Văn Hòa đã cùng cấp dưới gồm: Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Lý Hải, Lý Xuân Khánh hợp thức hóa hồ sơ thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ; chuyển cho Nguyễn Anh Minh để Minh chỉ đạo các phòng ban của Tổng công ty hợp thức thủ tục phê duyệt. Sau đó, Lương Văn Hòa câu kết với Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Thành Quỳnh (GĐ và Kế toán trưởng công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa) lập, ký 4 hợp đồng khống có nội dung: Ban điều hành thuê công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa thi côn 3 hạng mục phụ trợ của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và 1 hạng mục phụ trợ của Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 để rút tổng số tiền hơn 13 tỉ đồng từ Ban điều hành.

Tiếp tục làm rõ hành vi này, bị cáo Quỳnh khai nhận: “Trước khi ký 4 hợp đồng đó, Lương Văn Hòa đã giúp đỡ công ty Quỳnh Hoa thu hồi công nợ bằng cách ký hợp đồng 3 bên… Năm 2011 là năm cực kỳ khó khăn, lãi suất ngân hàng lên đến 27%; nếu không thu hồi công nợ thì chắc chắn bị cáo sẽ phá sản”.

Bị cáo Quỳnh khai thêm, với một công ty cung cấp vật liệu như Quỳnh Hoa, các loại thuế phải nộp chủ yếu là thuế giá trị gia tăng 10% trên hóa đơn và Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% trên thu nhập, tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp, nhưng trong tất cả dự toán công trình đều có 2 mục thuế này.

Trước câu hỏi của luật sư khi công ty Quỳnh Hoa chỉ giữ lại 15% trong tổng số tiền trên hợp đồng mà không phải trên sổ sách, bị cáo Quỳnh khai do đây là việc giúp đỡ ban điều hành nên nói với Hòa viết lại đúng số tiền để nộp thuế chứ không có động cơ chiếm đoạt số tiền này. 4 công trình được lập hồ sơ khống đều do Hòa lập và ký sẵn, công ty Quỳnh Hoa không tham gia bất cứ khâu nào trong quá trình lập hồ sơ khống.

Liên quan đến 4 hợp đồng này, bị cáo Lương Văn Hòa - nguyên GĐ Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC khai PVC đã hạch toán đầy đủ theo quy định của luật kế toán, các tài liệu đã được nộp cho cơ quan điều tra.

Cuối giờ sáng, HĐXX công bố kết thúc phần xét hỏi.

Nhã Thanh

            
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ônh Đinh La Thăng: Hợp đồng 33 chỉ có hiệu lực khi HĐTV PVPower phê duyệt