Trung Quốc công bố sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu, phản đối việc phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc đánh cắp dữ liệu bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và ngừng ép buộc các công ty trong nước lưu trữ dữ liệu được tạo ra ở nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Ông Trump muốn phân ly kinh tế, Trung Quốc nêu sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu

Phạm Hồng Quân | 08/09/2020, 09:30

Trung Quốc công bố sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu, phản đối việc phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc đánh cắp dữ liệu bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và ngừng ép buộc các công ty trong nước lưu trữ dữ liệu được tạo ra ở nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị cho biết sáng kiến này cũng kêu gọi các công ty công nghệ không tạo cửa hậu trong các dịch vụ hoặc sản phẩm của họ để lấy dữ liệu một cách bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi những nướctham gia không giám sát quy mô lớn của các quốc gia khác hoặc thu thập bất hợp pháp thông tin của công dân nước ngoài bằng cách sử dụng công nghệ thông tin.

Đọc đến đây, có lẽ nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ý định của Trung Quốc.

Sau khi xem bản dự thảo, tờ Wall Street Journal cho biết, theo "Sáng kiến ​​Toàn cầu về An ninh Dữ liệu", Trung Quốc sẽ kêu gọi tất cả các quốc gia xử lý vấn đề bảo mật dữ liệu một cách "toàn diện, khách quan và dựa trên bằng chứng".

Sáng kiến nàysẽ thúc giục các quốc gia phản đối "giám sát hàng loạt chống lại các nước khác" và kêu gọi các công ty công nghệ không cài đặt "cửa hậu trong các sản phẩm và dịch vụ của họ để lấy dữ liệu của người dùng, kiểm soát hoặc thao túng hệ thống và thiết bị của người dùng một cách bất hợp pháp".

Wall Street Journal cho rằngsáng kiến nàychống lại nỗ lực từMỹ trong việc thuyết phục các nước ngừngsử dụng công nghệ Trung Quốc để bảo vệ mạng của họ, đồng thời ngầmphản đốichính quyền Trump liên tục xem các ứng dụng xứ Trung như TikTok và WeChat là mối đe dọa an ninh quốc gia mà không đưa ra bằng chứng cụ thể.

Ông Vương Nghị nói: “Chúng tôi chưa và sẽ không yêu cầu các công ty Trung Quốc chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho chính phủ nếu vi phạm luật của các quốc gia khác".

Bất kỳ ai đăng ký bản cam kếtphải tôn trọng chủ quyền, quyền xét xửvà quản lý dữ liệu của các nướckhác và tránh yêu cầu các công ty hoặc cá nhân ở các quốc gia khác cung cấp dữ liệu mà không được phép.

Ccông bố sáng kiến ​​này sáng8.9 tại hội thảo ở Bắc Kinh về quản trị kỹ thuật số toàn cầu, ông Vương Nghị nhấn mạnh vào Mỹtrong bài phát biểu của mình: “Bám sát những hành vi pháp ly đơn phương, một quốc gia nhất định liên tục đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống lại những người khác dưới danh nghĩa 'mạng lưới‘ sạch và sử dụng bảo mật như một cái cớ để tấn công các doanh nghiệp của nước khác có lợi thế cạnh tranh. Những hành động bắt nạt trắng trợn như vậy phải bị phản đối và bác bỏ”.

Theo Wall Street Journal, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiếp cận một số chính phủ nước ngoài để tìm kiếm sự ủng hộ của họ với sáng kiến ​​mới từ Bắc Kinh.

Chính quyền Donald Trump trong những tháng gần đây đã thắt chặt các hạn chế với các công ty và ứng dụngTrung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng triển khai sáng kiến ​​"Mạng lưới sạch" nhằm loại trừ các công ty công nghệ Trung Quốc bị coi là đe dọa an ninh quốc gia.

Ngoại trưởng Mỹ -Mike Pompeo đã đưa ra 5 biện pháp đàn áp công nghệ Trung Quốc để "bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ"gồm:

- Đảm bảo các nhà mạng khôngđáng tin cậy Trung Quốckhông được kết nối với các mạng viễn thôngMỹ.

- Xóa các ứng dụng không đáng tin cậykhỏi các cửa hàng ứng dụng ởMỹ.

- Ngăn chặn các nhà sản xuấtsmartphone Trung Quốc không tin cậy cài đặt sẵn hoặc tải xuống các ứng dụng phổ biến nhất ởMỹ.

- Ngăn chặn công dânMỹ, thông tin cá nhân nhạy cảm và các công ty sở hữu trí tuệ không bị lưu trữ và truy cập trên các dịch vụ dựa trên đám mây của Trung Quốc.

- Đảm bảo các tuyến cáp dưới biển kết nối Mỹ với internet toàn cầu không bị xâm phạm để thu thập thông tinbởi tình báo của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hơn 30 quốc gia đã tham gianhưng không nêu tên họ.

Tổng thống Trump muốn Mỹ phân ly kinh tế với Trung Quốc

Hôm 7.9, Tổng thống Trump nêu ý tưởng tách biệt (phân ly) nền kinh tế Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Ông Trump cho rằng Mỹ sẽ không mất nhiều tiền nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn làm ăn với nhau nữa.

Ông chủ Nhà Trắng giải thích: "Chúng ta đã mất đi hàng tỉ USD. Nếu chúng ta không làm ăn với họ, chúng ta sẽ không mất đi hàng tỉ USD. Đó được gọi là phân ly. Chúng ta sẽ biến nước Mỹ trở thành siêu cường sản xuất chế tạo của thế giới và cuối cùng chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Dù đó là phân ly hay áp thuế quan khổng lồ như tôi đã làm, chúng ta sẽ kết thúc sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì chúng ta không thể dựa vào Trung Quốc".

Phân ly kinh tếtứcdòng chảy thương mại và công nghệ song phương bị cắt đứt hoàn toàn.

Bên cạnh đó, ông Trump đã cam kết thưởng cho các công ty Mỹ chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, miệt thị ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ - Joe Biden bằng cách gọi đối thủ là "ngu ngốc" liên quan đến các chính sách của Trung Quốc.

Theo tờ Bloomberg,chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn van Roye dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 3,5% vào năm 2030 nếunước này phân ly kinh tếhoàn toàn với Mỹ.

Trước đó, nhóm chuyên gia Bloomberg Economics đánh giá GDP Trung Quốc có thể đạt 4,5% vào năm 2030 nếu quan hệ Mỹ - Trung không thay đổi so với hiện tại.

Phân ly kinh tếcũng tác động đến nền kinh tế Mỹ nhưng không nghiêm trọng như Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, GDP Mỹ sẽ giảm từ mức dự đoán 1,6% hiện tại xuống 1,4%.

Xem thêm:Ông Trump gọi Biden là 'kẻ ngốc, sẽ đóng băng kinh tế Mỹ vì virus Trung Quốc nếu đắc cử'

Ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho người già hay trẻ, nhóm chuyên gia đưa giải pháp gây tranh cãi

‘Đưa các sinh viên mắc COVID-19 từ trường về nhà là điều tồi tệ nhất có thể làm'

Ký ức kinh hoàng của cô gái bị cảnh sát bắt vì đăng bài bất lợi cho Trung Quốc trên WeChat

Trung Quốc: Người từ Mỹ phải có kết quả âm tính với COVID-19 mới được lên máy bay

Nghiên cứu COVID-19 và tình dục, tiến sĩ khuyên đeo khẩu trang khi quan hệ với tình mới

Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19

'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'

Nhật Bản xem xét tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí cho mọi người dân

Con trai Tổng thống Trump: Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ TikTok làm hại con bạn

Chính quyền Trump xem xét đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen

‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều công ty ở Ấn Độ trả giá, cơ hội lớn cho Mỹ

Trung Quốc mong Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm ứng dụng, quay lại hợp tác đôi bên cùng có lợi

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump muốn phân ly kinh tế, Trung Quốc nêu sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu