Ông Trump đã từng đề cập đến vòng thuế quan tiếp theo trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên ông nói rõ rằng những khoản thuế đó sẽ là 25%. Việc Trung Quốc tuyên bố trả đũa lại vòng thuế quan mới nhất của Mỹ hôm thứ ba với mức 5% và 10% trị giá 60 tỷ USD của hàng hóa Mỹ đã khiến Tổng thống Donald Trump phản ứng bằng cách đe dọa áp 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa Trung Quốc còn lại nhập khẩu vào Mỹ. Các biến động mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang đe dọa phá hỏng

Ông Trump đe doạ áp 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa Trung Quốc còn lại

Anh Đủ | 20/09/2018, 13:23

Ông Trump đã từng đề cập đến vòng thuế quan tiếp theo trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên ông nói rõ rằng những khoản thuế đó sẽ là 25%. Việc Trung Quốc tuyên bố trả đũa lại vòng thuế quan mới nhất của Mỹ hôm thứ ba với mức 5% và 10% trị giá 60 tỷ USD của hàng hóa Mỹ đã khiến Tổng thống Donald Trump phản ứng bằng cách đe dọa áp 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa Trung Quốc còn lại nhập khẩu vào Mỹ. Các biến động mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang đe dọa phá hỏng

Việc Trung Quốc tuyên bố trả đũa lại vòng thuế quan mới nhất của Mỹ hôm thứ ba với mức 5% và 10% trị giá 60 tỷ USD của hàng hóa Mỹ đã khiến Tổng thống Donald Trump phản ứng bằng cách đe dọa áp 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa Trung Quốc còn lại nhập khẩu vào Mỹ.

Các biến động mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang đe dọa phá hỏng các cuộc đàm phán thương mại dự kiến và mang lại tác động trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng do ngày càng nhiều các mặt hàng phải chịu thuế quan.

“Mặc dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế và trong nước, Hoa Kỳ đã tuyên bố 10% thuế quan đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy rất tiếc”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

“Để bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích của chúng tôi và trật tự thương mại tự do toàn cầu, Trung Quốc sẽ phải có những giải pháp thích ứng.”

Trung Quốc cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới với cáo buộc rằng các hành động của Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế. Các cuộc đàm phán thương mại cấp cao hiện đang được sắp xếp có nguy cơ không diễn ra. Trung Quốc nêu trong đơn “Việc đưa ra liên tục các mức thuế mang lại sự bất ổn mới cho các cuộc tham vấn giữa hai bên”.

Ông Trump đã tăng thêm trọng lượng cho lời đe doạ của mình vào sáng thứ ba bằng dòng tweet rằng sẽ có “sự trả đũa về kinh tế lớn và nhanh” nếu Trung Quốc nhắm vào nông dân Hoa Kỳ hoặc công nhân công nghiệp thông qua các mức thuế đối ứng.

Sau đó, ông Trump nói rằng ông sẽ áp dụng mức thuế 25% cho toàn bộ phần còn lại của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính là 267 tỷ USD hàng hóa. “Chúng tôi không muốn làm điều đó, nhưng có lẽ chúng tôi không có sự lựa chọn,” ông nói.

Ông Trump đã từng đề cập đến vòng thuế quan tiếp theo trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên ông nói rõ rằng những khoản thuế đó sẽ là 25%.

Theo thống kê của Trung Quốc, Trung Quốc hiện đã áp đặt thuế quan đối với 70% hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, với tổng trị giá khoảng 150 tỷ USD vào năm 2017. Bắc Kinh sẽ xem xét tăng thêm thuế từ tháng 1 năm 2019 dựa trên các hành động của Hoa Kỳ.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân hôm thứ tư, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra bình luận về cuộc chiến thương mại. “Chúng tôi phải bảo vệ chủ nghĩa đa phương và tự do thương mại”, ông nói. “Ngay cả khi vấn đề đã xảy ra, chúng ta phải giải quyết điều đó bằng cách hợp tác. Bất kỳ chủ nghĩa đơn phương nào cũng không thể giải quyết được vấn đề.”

Ông Lý không trực tiếp đả động đến Hoa Kỳ.

Thị trường chứng khoán châu Á bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Chỉ số Shanghai Composite Index của Trung Quốc đã giao dịch cao hơn trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Tư, cũng như chỉ số Hang Seng Index của Hong Kong, sau một phiên tăng điểm vững chắc trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm thứ Ba. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1.5% trong phiên giao dịch buổi sáng khi đồng yên giảm giá so với đồng đô la đã đẩy các cổ phiếu xuất khẩu như Toyota Motor cao hơn.

Chính quyền Trump cho biết hôm thứ Hai rằng mức 10% trên 5.745 hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la sẽ có hiệu lực vào ngày 24 tháng 9. Tỷ lệ này sẽ được tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm sau nếu không đạt được sự đồng thuận giữa các chính phủ. Nếu tính cả 50 tỷ đô la của các mức thuế hiện nay, Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế đối với khoảng một nửa số hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Thuế quan của Hoa Kỳ cho đến nay chủ yếu bao gồm hàng hóa trung gian mà các công ty mua, như máy móc công nghiệp và chất bán dẫn. Tuy nhiên, các mức thuế được công bố vào thứ hai lại nhắm vào những hàng hóa mà người tiêu dùng Mỹ mua trực tiếp, như đồ nội thất, điện tử và túi xách.

Theo ước tính của Liên đoàn bán lẻ quốc gia, hàng tiêu dùng hiện chiếm 20% trong danh sách thuế theo giá trị, tăng từ 1% trong các vòng thuế trước. Mức thuế 10% đối với đồ nội thất sẽ làm tăng giá cuối cùng thêm 2% và giảm tiêu thụ xuống 4%. Mức thuế 25% sẽ làm giảm 8.2% mức tiêu thụ. Ví dụ Walmart, cho biết sẽ điều chỉnh một phần điều khoản mua hàng của mình, tăng giá bán buôn và tính toán thêm về chi phí.

Áp lực chi phí cũng đang đè nặng lên các mặt hàng sản xuất tại Mỹ. Một nhà điều hành tại công ty sản xuất thiết bị gia dụng Whirlpool cho biết giá các mặt hàng như máy rửa chén được sản xuất ở Ohio đang tăng lên vì nhiều bộ phận được mua từ Trung Quốc phải chịu mức thuế mới.

Mặc dù các mức thuế không nhằm vào mặt hàng may mặc nói chung, nhưng vải và chỉ vẫn có thể phải chịu thêm chi phí. Công ty J Brand chuyên sản xuất quần jean cao cấp có trụ sở tại California, mới được công ty bán lẻ Fast Retailing quản lý thương hiệu Uniqlo mua lại vào năm 2012, thể hiện sự lo ngại về tình hình gia tăng của chi phí nhập khẩu đối với vải và chỉ. Thương hiệu này sản xuất 80% hàng hóa của mình tại Hoa Kỳ. Công ty này cho biết các mức thuế sẽ đẩy các nhà sản xuất may mặc của Mỹ chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài nhanh hơn.

“Cuộc chiến thương mại càng leo thang, rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ càng tăng lên”, ông Matthew Shay, chủ tịch và giám đốc điều hành của Liên đoàn bán lẻ quốc gia cho biết hôm thứ Hai.

Các mặt hàng mà Mỹ nhắm đến đợt này đều là các sản phẩm thế mạnh của Trung Quốc, chẳng hạn như hàng tiêu dùng. Theo ông Ma Hong, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, trong số các mặt hàng phải chịu thuế bổ sung trong tháng Bảy, Trung Quốc chỉ chiếm 7% thị phần. Với danh sách mới này, con số đó nhảy lên 20%.

Do Mỹ sẽ khó có thể tìm được nguồn nhập khẩu thay thế, nên mức thuế này dự kiến ​​sẽ khiến giá tiêu dùng cao hơn.

Ông Trump ban đầu nói rằng ông sẽ áp đặt mức thuế 25%, nhưng cuối cùng lại quyết định thay thế bằng một mức thuế gồm hai bước. Cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 và mùa mua sắm lễ hội có thể là một yếu tố gây tác động. Các mặt hàng như Apple Watch, phổ biến với người tiêu dùng và ghế ngồi dành cho trẻ em trong ô tô cần thiết đã bị loại khỏi danh sách cuối cùng.

Muối lithium cũng được loại trừ khỏi danh sách các mức thuế bổ sung. Công ty Mitsubishi Chemical vận chuyển nguyên liệu thô từ Trung Quốc sang Mỹ, nơi sản xuất các giải pháp điện phân được sử dụng trong pin lithium-ion cho xe điện và cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô như Tesla và GM. Công ty đã vận động để được miễn thuế, với lý do rằng không thể mua vật liệu từ bên ngoài Trung Quốc.

Diễn tiến thay đổi các mức thuế giữa Mỹ và Trung Quốc

Đối với công ty vận tải Sinotrans, thường hoạt động trên các tuyến chính kết nối Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Châu Âu, thì tác động không nghiêm trọng như ở Cosco. Tuy nhiên, Chủ tịch Su Xingang nói với các phóng viên rằng ông rất lo lắng về tình hình ngày càng leo thang và vẫn tiếp tục theo dõi sát sao. “Nếu những biến động này ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và gây ra sự giảm tốc, điều đó chắc chắn sẽ có tác động tương đối đáng kể đến ngành vận tải”, ông nói. “Ngành công nghiệp của chúng tôi không muốn có một cuộc chiến thương mại. Chiến tranh thương mại là một tình huống mất mát.”

Madhavi Bokil, phó chủ tịch và nhà phân tích cao cấp của Moody’s Investors Service, nói rằng nền kinh tế thế giới sẽ không thực sự cảm thấy tác động của cuộc chiến thương mại cho đến năm sau. Ông nói thêm rằng việc những căng thẳng thương mại có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện nay “có nhiều khả năng hơn một vài tháng trước đây”.

Một mặt trận quan trọng khác trong cuộc chiến thương mại chính là các sản phẩm nông nghiệp, cũng đang tạo ra cả người chiến thắng và người thua cuộc ở châu Á. Olam International, công ty kinh doanh nông nghiệp có trụ sở tại Singapore, đã đạt được một sự tăng trưởng mạnh nhờ sự gia tăng đáng kể các lô hàng đậu tương từ Brazil đến Trung Quốc, do đậu tương của Mỹ phải chịu mức thuế mới ở quốc gia này. CEO Sunny Verghese của công ty cho biết vào tháng Tám rằng Olam cũng đã tăng các chuyến hàng hạnh nhân từ Úc đến Trung Quốc lên “mức cao nhất” trong nửa đầu năm nay. Bắc Kinh áp mức thuế mới đối với hạnh nhân từ Mỹ,vốn là nước xuất khẩu loại hạt này lớn nhất thế giới.

Olam đã rất tích cực trong việc tìm nguồn cung ứng đậu nành ở Brazil từ trước khi thương chiến Trung -Mỹ nổ ra. Theo Chủ tịch và Giám đốc tài chính N. Muthukumar, nhờ sự chủ động, công ty đã “có thể tận dụng một số cơ hội” để tăng sản lượng rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, các công ty thực phẩm toàn cầu khác đang đối mặt với sự bất ổn, kể cả WH Group, chủ sở hữu các công ty chế biến thịt heo lớn nhất ở cả hai nước – công ty Smithfield ở Mỹ và công ty Shuanghui ở Trung Quốc.

Các biện pháp trả đũa thuế quan của Trung Quốc nhắm vào các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đã cản trở việc xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang Trung Quốc. Xuất khẩu thịt heo từ Mỹ sang Trung Quốc giảm từ 20% đến 30% trong nửa đầu năm nay, nhưng tổng khối lượng vẫn giữ nguyên, do Smithfield tăng xuất khẩu sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Mexico. Một phần lý do để WH Group hoàn tất thương vụ 4,7 tỷ đô la mua lại Smithfield trong năm 2013, vốn là một công ty có trụ sở tại Virginia sở hữu các thương hiệu nhưArmour, cũng là để tăng xuất khẩu thịt heo của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Chủ tịch Wan Long tại WH Group nói với các phóng viên vào ngày 14/8 “Nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung tiếp tục, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh danh mục thương mại của chúng tôi cho công ty tại Mỹ để giảm thiểu tác động”.

Tuy nhiên, Kenneth Sullivan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Smithfield, cho biết tác động của các vấn đề thương mại đã “để lại dấu ấn khắp nơi”. Cuộc chiến đã kéo dài hơn dự đoán của công ty và trở nên phức tạp hơn ở Mỹ sau khi chính quyền Mexico áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ.

Các kế hoạch trục trặc, chi phí phát sinh

Khi chính quyền Trump đã gây sức ép để công ty Zhongwang (Trung Quốc) ra khỏi thị trường Mỹ trong năm nay, việc này cũng đã giúp một trong những đối thủ của công ty Trung Quốc này giành được thêm thị phần ở Mỹ.

Vào năm 2017, Mỹ đã chặn thương vụ mua lại một công ty nhôm có trụ sở tại Ohio có tên Aleris của công ty Zhongwang với lý do an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, các quan chức Mỹ đã bật đèn xanh cho Hindalco Industries, một công ty Ấn Độ mua lại Aleris với giá 2,6 tỷ USD. Giám đốc điều hành Xu của Zhongwang từ chối bình luận về thỏa thuận Hindalco-Aleris, nhưng nhấn mạnh rằng công ty của bà đã “thay đổi chiến lược”.

Các doanh nghiệp Ấn Độ khác cũng đang chú ý vào ngành thép của Mỹ. JSW Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất nước này, sẽ đầu tư lên tới 500 triệu đô la để xây dựng một nhà máy ở Ohio thay vì mở rộng cơ sở sản xuất ở quê nhà. Quyết định này đến sau một quyết định đầu tư trị giá 500 triệu USD khác vào một nhà máy ở Texas vào tháng Ba.

“Chính quyền Trump đã hỗ trợ rất nhiều cho chúng tôi”, Giám đốc điều hành JSW Steel tại Mỹ, ông John Hritz nói với Fox Business Network vào tháng Sáu. “Tổng thống đã điều hành rất tốt… ông đã tạo ra một sân chơi công bằng với việc ngừng bán phá giá thép từ các nước đã bán phá giá bất hợp pháp”, Hritz nói, chủ yếu đề cập đến Trung Quốc.

Việc cắt giảm nguồn cung từ nước ngoài có thể đã thúc đẩy các nhà sản xuất nhôm Mỹ, có thể thấy rõ tác động trong thực tế. Lấy ví dụ Coca-Cola vào mùa hè này đã tăng giá soda do chi phí đầu vào của lon nhôm đã tăng.

“Chúng tôi cùng với các đối tác đóng chai đã phải tăng [về giá] đối với các sản phẩm đồ uống có ga vào giữa năm. Đó là do thép kim loại và nhôm tăng giá, chi phí nhân công cũng tăng theo” James Quincey, giám đốc điều hành Coca-Cola, nói với CNBC vào tháng Bảy.

Starbucks và các thương hiệu Mỹ khác phổ biến ở Trung Quốc, nhưng một số công ty đang lo lắng về một phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng từ cuộc chiến thương mại

Các vấn đề tại công ty giải khát mang tính biểu tượng của Mỹ cũng đã trở thành mối lo ngại cho một trong những tên tuổi lớn nhất châu Á, Swire Pacific. Công ty Swire, có trụ sở tại Hồng Kông, điều hành các hoạt động nhượng quyền thương mại Coca-Cola ở cả Trung Quốc và miền Tây Hoa Kỳ.

Michelle Low Mei-shuen, giám đốc tài chính của Swire, cho biết các nhà đóng chai của Mỹ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong những tháng cuối của năm nay, nhờ các chiến lược bảo hiểm rủi ro. Nhưng sau giai đoạn này thì “không thể nói trước được điều gì.”

Đối với các hoạt động của Swire ở Trung Quốc đại lục, bà cho rằng tình hình sẽ không đến nỗi nào trừ khi chiến tranh thương mại dẫn đến việc từ chối các thương hiệu mạnh của nhau.

Bà nói “Đó sẽ điều tồi tệ nhất”.

Ngân Giang(theo Nikkei)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump đe doạ áp 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa Trung Quốc còn lại