“Về sân bay và cảng biển, tôi nói luôn là tư nhân Việt Nam thừa sức đầu tư nếu Nhà nước có cơ chế chính sách hợp lí. Vấn đề là nhà nước có quy hoạch cho người ta làm hay không, có tạo thuận lợi cho người ta làm hay không”, ông Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

Ông Lương Hoài Nam: Sân bay, cảng biển nên để tư nhân làm

Trí Lâm | 15/04/2017, 15:23

“Về sân bay và cảng biển, tôi nói luôn là tư nhân Việt Nam thừa sức đầu tư nếu Nhà nước có cơ chế chính sách hợp lí. Vấn đề là nhà nước có quy hoạch cho người ta làm hay không, có tạo thuận lợi cho người ta làm hay không”, ông Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

Chọn du lịch làm ngành mũi nhọn là đúng

Tại cuộc Tọa đàm “Hạ tầng du lịch - nền tảng cho du lịch Việt Nam cất cánh” vừa diễn ra ngày 14.4 tại Vĩnh Phúc, các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch và đây có thể là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nêndu lịch Việt Nam vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

ÔngVũ Văn Thanh- Vụ trưởng Vụ khách sạn thuộc Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2016, Việt Nam đón trên 10 triệu khách du lịch quốc tế, tăng gấp đôi về số lượng so với năm 2010 là 5,1 triệu và tăng 25,9% so với 2015. Dự báo trong 2017 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 12,5 triệu lượt, 2020 là 17-20 triệu lượt. Việt Nam phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn10% GDP.

Theo ông Lương Hoài Nam, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines), Việt Nam chưa có cơ hội thành công với 2 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Công nghiệp tàu thủy, ô tô, điện tử… đã phá sản, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển nhưng phải rút lại bởi có 15/20 chỉ tiêu không đạt được. Chúng ta chỉ lắp ráp chứ chưa sáng tạo được.

Do đó, “việc lựa chọn du lịch là kinh tế mũi nhọn là chuẩn xác. Nói du lịch là chiến lược là đúng về năng lực con người, về nguồn lực xã hội, không tiêu tốn tài nguyên, đó là cái chúng ta làm được. Chúng ta trở thành người chủ trên chính mảnh đất của chúng ta. Tôi đã từng nói như thế khi được một lãnh đạo cấp cao của đất nước hỏi về vấn đề này”, ông Nam chia sẻ.

Đồng tình với nhận định này, ông Lê Đăng Doanhnguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, phiên họp Liên HợpQuốc vừa qua có thảo luận về việc những nước nào đã thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, trong đó nhiều nước thoát nghèo nhờ du lịch như Mali.

Chuyên gia nàybày tỏ sự tin tưởng và lạc quan về nghị quyết du lịch mới ban hành, bởi ngành du lịch có tiềm năng, nếu chỉ đạo tốt thì có thể phát huy các tiềm năng này.

Câu chuyện visa

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu câu hỏi rất nhức nhối: Việt Nam là một quốc gia có các điều kiện tự nhiên, biển, rừng núi, so với những nơi khác không thua kém nhưng tạo sao lại không thu hút được nhiều khách?

Hỏi rồi ông tự trả lờirằngcó rất nhiều lý do nhưtính chuyên nghiệp trong ngành du lịch, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm... làm cho khách du lịch nhiều khi không muốn quay lại.Việt Nam cũng còn rất thiếu khu vui chơi, địa điểm mua sắm, làm cho khách không có nhiều trải nghiệm; việc thu hút đầu tư vào hạ tầng du lịch ở các địa phương còn nhiều hạn chế…

Toàn cảnh tọa đàm “Hạ tầng du lịch – nền tảng cho du lịch Việt Nam cất cánh”- Ảnh Bizlive

Theo ông Lương Hoài Nam, một trong những lý do cản trở du lịch là visa. Ông Nam kể: Cách đây 2 năm chúng tôi sang Mỹ gặp một triệu phú để đến chào mời du lịch. Ông ấy nói tôi thuyết trình rất hay, nhưng hỏi ngược lại: “Vấn đề là tại sao tôi phải đi du lịch ở một nước như Việt Nam khi mà tôi phải làm thủ tục visa?”.

“Khi bàn về câu chuyện visa, nhiều người nói bỏ đi thì khó quá, có thể giảm từ 45 xuống 25USD, nhưng tôi nói thế nàyđối với những người giàu45 hay 25 USD không quan trọng, điều quan trọng là họ không muốn có thủ tục này”, ông Nam nói.

Ông cũng cho biết, hàng không cực kỳ ảnh hưởng tới du lịch, do đócần phải tự do hoá, phi điều kiện hoá hàng không.

“Như trước đây quan điểm về hàng không là 1-1, tức là tôi bay sang anh một ngày một chuyến thì anh cũng bay sang tôi một ngày một chuyến. Nhưng giờ anh muốn bay sang bên tôi bao nhiêu thì tùy anhvà ngược lại, tùy theo khả năng mỗi bên”, ông Nam nói.

“Gần đây, khi các hãng hàng không tỏ ra thiếu tự tin khi mở đường bay trong nước do sợ lỗ, một số địa phương như Quảng Bình, Thanh Hóa... tuyên bố sẵn sàng tài trợ trong thời gian đầu để khuyến khích các hãng mở đường bay.Tôi cho rằng đây là tư duy rất hay của lãnh đạo các địa phương, đường không nội địa sẽ phát triển”, ông Nam nói.

Để phát triển du lịch, ông Lê Thành Vinh, Tổng giám đốc FLC có mặt tại tọa đàm cho rằng, bộ máy chính quyền là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hệ thống chính quyền phải cho nhà đầu tư thấy họ có tư duy đúng về du lịch, đặt du lịch vào trọng tâm phát triển, cho thấy tầm nhìn, mục tiêu phát triển du lịch rõ ràng. Bên cạnh đó phải có sự đoàn kết, ổn định trong chính quyền, họ phải có quyết tâm rất cao thực hiện cùng doanh nghiệp.

Cũng theo ông Vinh, câu chuyện về thủ tục hành chính rất nan giải, nếu địa phương không đồng hành thì doanh nghiệp không bao giờ làm được.

Hãy để tư nhân làm sân bay, cảng biển

Theo ông Lương Hoài Nam, sân bay, cảng biển nên để tư nhân làm, Nhà nước chỉ cần quy hoạch, tạo hành lang pháp lý.

“Về sân bay và cảng biển, tôi nói luôn là tư nhân Việt Nam thừa sức đầu tư nếu Nhà nước có cơ chế chính sách hợp lí. Vấn đề là nhà nước có quy hoạch cho người ta làm hay không, có tạo thuận lợi cho người ta làm hay không. Lâu nay người ta nghĩ theo hướng Nhà nước phải làm, tư nhân không được thì điều này cần phải thay đổi quan điểm đi”, ông Nam nhấn mạnh.

Khó khăn hiện nay không phải là năng lực nhà đầu tư mà Nhà nước cần quy hoạch nhiều sân bay để mở ra cơ hội đầu tư, hiện Việt Nam mới có 21 sân bay trong khi Thái Lan có 48, Philippines có tới 70 sân bay, dù hai nước họ nhỏ hơn Việt Nam.

Chẳng hạn,nhà ga T2 sân bay Đà Nẵng là do một nhà đầu tư tư nhân thực hiện chỉ trong vòng 1 năm, trong khi nhà T1 mất tới 4 năm. Lý do là tư nhân bỏ hàng ngàntỉ đồng để đầu tư nênsẽ có trách nhiệm với đồng tiền của mình.

Nói về điều này, ông Vũ Văn Thanh Vụ trưởng Vụ khách sạn thuộc Tổng cục Du lịchcho biết Nhà nước vẫn khuyến khích tư nhân làm hệ thống giao thông.

Để thực hiện được điều này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần phải bỏ cơ chế xin - cho và tăng tính minh bạch. Chắc chắn nếu còn tiếp tục cơ chế xin - cho thì tư nhân chẳng thể nàolàm được. Còn nếu Nhà nước tạo điều kiện, hành lang pháp lý thuận lợi thì tư nhânsẽ làm được hết.

Hoài Phong
Bài liên quan
Du lịch TP.HCM thu về hơn 173.500 tỉ đồng trong 11 tháng năm 2024
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu về du lịch TP.HCM tháng 11 và 11 tháng năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lương Hoài Nam: Sân bay, cảng biển nên để tư nhân làm