"Đây là công trình quan trọng quốc gia nên cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, đảm bảo an ninh quốc phòng và quản lý chặt chẽ quy trình vận hành, môi trường trên lòng hồ”, Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh tại buổi làm việc sau khi khảo sát hồ Dầu Tiếng.

Ông Đinh La Thăng đề nghị đầu tư đường ống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về TP.HCM

PLO, VOV, Dân Việt | 12/02/2017, 18:37

"Đây là công trình quan trọng quốc gia nên cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, đảm bảo an ninh quốc phòng và quản lý chặt chẽ quy trình vận hành, môi trường trên lòng hồ”, Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh tại buổi làm việc sau khi khảo sát hồ Dầu Tiếng.

Sáng 12.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Huỳnh Cách Mạng vàlãnh đạo các sở, ngànhđã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (tỉnh Tây Ninh).

Trước khi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng và đoàn công tác đã đi ca nô cao tốc kiểm tra thực tế một số hạng mục công trình đầu mối hồ Dầu Tiếng gồm tràn xả lũ, đập chính và cống lấy nước số 1 cấp nước cho kênh Đông phục vụ cấp nước nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM.

Theo báo cáo của Công ty Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, hồ Dầu Tiếngcó diện tích mặt nước 270 km2, là hệ thống thủy nông có quy mô lớn nhất nướchiện nay, cấp nước tưới trực tiếp cho 108.000 ha các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM.

Hồ có khoảng 1 tỉ m3cát xây dựng có thể khai thác được và nhiều tiềm nănglập khu du lịch nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nhất là vai tròđiều tiết nước, xả lũ chống ngập, giảm ngập mặn cho TP.HCM.

Do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và việc hệ thống công trình trải dài trên 5 tỉnh, thành phố chonên tình hình quản lý, vận hành và khai thác hồ Dầu Tiếng ngày càng phức tạp,khó khăn, cần có sự giúp đỡ của các địa phương liên quan. Công ty mong muốn TP.HCM quan tâm hỗ trợ kinh phí bổ sung duy tu sửa chữa thường xuyên các hạng mục công trình, tránh xuống cấp.

Sau khi nghe báo cáo, đề xuất, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng đây là công trình quan trọng quốc gianên đề nghị Bộ NN&PTNT cùng công ty điều chỉnh quy chế vận hành phù hợp; căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng để có đầu tư cho phù hợp.

"Đây là công trình quan trọng quốc gia nên cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, đảm bảo an ninh quốc phòng và quản lý chặt chẽ quy trình vận hành, môi trường trên lòng hồ”, ông Thăng nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị việc khai thác cát phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch và cần quản lý chặt chẽ môi trường trong lòng hồ; nghiêm cấm việc nuôi cá bè trên lòng hồ gây mất vệ sinh.

Với hơn 100 hộ dân di cư tự do từ Campuchia đếnđang sinh sống bên hồ Dầu Tiếng, hằng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ, ông Đinh La Thăng đề nghị UBND Tây Ninh cần đề xuất phương án di dời ngay, tránh để phát sinh thêm việc người dân đến sinh sống,có giải pháp căn cơ và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng,báo cáo Thủ tướng và các bộ ngành liên quan.

Tỉnh Tây Ninh đang tiến hành di dời những hộ dân từ Campuchia về sinh sống bên hồ Dầu Tiếng.

Về quy trình vận hành, ông Thăng đề nghị áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo mực nước dâng và phải dự báo cho cả năm, để đảm bảo tốt và an toàn nhất, tránh gây ngập, cố gắng gắn với dự báo biến đổi khí hậu.

Đối với UBND TP.HCM, Bí thư Đinh La Thăng đề nghị lập ngay dự án đường ống nước dài 50 km từ hồ Dầu Tiếng về nhà máy nước ở TP.HCM bằng cách kêu gọi xã hội hóa đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng. UBND thành phốcũng cần có kế hoạch và đề án hằng năm thả cá để người dân sinh sống được, cá có giá trị bán được giá như cá hô, cá lăng...

Ông Thăngủng hộ chủ trương khai thác du lịch tại hồ Dầu Tiếng nhưng cần quan tâm tới môi trường.

PV (tổng hợp từ PLO, VOV)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng đề nghị đầu tư đường ống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về TP.HCM