Những ngày qua, dư luận xôn xao chuyện ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch H.Phong Điền, TP.Cần Thơ, có đến 16 người bà con đang làm ở các ban ngành huyện và ở các xã. Họ cho rằng ông “kéo” bà con vào làm và đề bạt. Ông Sử đã giải thích thế nào về chuyện này?

Ông chủ tịch huyện Phong Điền nói gì về việc 'kéo cả dòng họ vào làm cán bộ'?

Hồ Hùng | 12/10/2016, 14:44

Những ngày qua, dư luận xôn xao chuyện ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch H.Phong Điền, TP.Cần Thơ, có đến 16 người bà con đang làm ở các ban ngành huyện và ở các xã. Họ cho rằng ông “kéo” bà con vào làm và đề bạt. Ông Sử đã giải thích thế nào về chuyện này?

Theo dư luận,từ ngày ông Sử làm Chủ tịch UBND H.Phong Điền, có nhiều anh em bà con được bổ nhiệm vị trí công tác quan trọng từ cấp xã đến huyện. Dư luận không khỏi hoài nghi, việc bổ nhiệm và nhận vào công tác đối với những người nàycó hay không sự ưu ái riêng khi người nhà làm Chủ tịch UBND huyện?

Danh sách được một nhóm người lập khá chi tiết

PV: Thưa ông, có hay không việccó đến 16 người là bà con của ông đang cùng làm ở huyện và xã?

Ông Nguyễn Văn Sử: Đúng là có, nhưng chỉ 15 người, bởi Nguyễn Thị Kim Thanhkhông phải làcháu vợ. Trước hết, xin nói rõ Luật Công chức không cấm thậm chí anh em ruột cùng làm chung. Đằng này phần lớn là con cháu, bà con xa… Và nói tôi lợi dụng chức Chủ tịch UBND huyện để “kéo” họ vào làmthì là nói quá. Bởi tôi mới nhận chức Chủ tịch huyện vào tháng 3.2015, trong khi tất cả 15 người này đều vào công tác trước đó, có người từ rất lâu. Thậm chí, có người đã vào làm rồi mới lấy cháu tôi, vậy cũng đổ cho tôi sao?

Xin ông nói cụ thể hơn?

Phan Quốc Việtlà thuộclực lượng thường trực xã đội, đi làm từ năm 2013. Phan Hoài Nam cũng thuộclực lượng thường trực xã đội, đi làm năm 2010; Huỳnh Tấn Thấp, làm việc ở xã trước, sau đó cưới Hồ Thị Mộng Cầm (cháu ông Sử - PV) vào năm 2013. Nguyễn Thành Quí, làm bán chuyên trách ở xã và Nguyễn Văn Mótđi làm từ tận năm 2004, Mót hiện chỉ là nhân viên tổ chức phát triển quỹ đất. Còn Hồ Thanh Tuânđi làm năm 2014. Các trường hợp trên được tập thể cơ quan, đơn vị bàn bạc, thống nhất nhận vào làm và hiện không có chức vụ gì!

Đối vớiLê Tấn Đạtcông tác ở xã từ tận năm 1997, sau đó cưới Nguyễn Cẩm Trinhnăm 2011. Cẩm Trinh công tác văn phòng Huyện ủy năm 2010, sau đó lấy Đạt mới là cháu dâu của tôi, vậy tôicũng mang “tội” sao? Còn Hồ Thị Mộng Cầm thì công tác ở xã từ năm 2007, vợ ông Thấp. Nguyễn Thị Bích Vânthì công tác ở thị trấn năm 2007, làvợ ông Diễn. Trong khi ông Diễn làm thị đội trưởng từ trước khi cưới Bích Vân (cưới nhau năm 2009).Hồ Văn Hợp thì trước đây đi nghĩa vụ công an năm 2005, sau đó ra quân về làm công an xã đến nay.

UBND H.Phong Điền

Còn trường hợp Nguyễn Quốc Khánh, trước đó đã làm công an của tỉnh Cần Thơ (cũ), vào ngành từ tháng 3.1995, sau đó luân chuyển từ TP.Cần Thơ vào H.Phong Điền hồi tháng 7.2013. Làm gì có sự ảnh hưởng của tôi, khi đó chưa là Chủ tịch UBND huyện!

Chỉ có trường hợp anh Lê Tấn Đạt bổ nhiệm sau khi tôi làm Chủ tịch. Nhưng anh này công tác từ năm 1997 và cống hiến, đạt nhiều thành tích, chẳng lẽ vì là cháu bà con của tôi mà không được bổ nhiệm? Có quy định nào không cho đề bạt cán bộ nếu là cháu của lãnh đạo không?

Dư luận lên tiếng chỉ vì trong số này có 2 người làm sếp ở huyện, cùng giữ chức Phó ban?

À, đó là trường hợp Lê Thị Minh Nguyệt,nhưng đi làm từ năm 2005. Còn Lê Thanh Tuấn, đi làm năm 1995, trước đây làm Chủ tịch xã Trường Long, được điều động về huyện. Các trường hợp trên đều được tập thể Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Huyện ủy bàn bạc dân chủ, thống nhất xem xét, cân nhắc đúng quy hoạch, đúng quy định công tác cán bộ. Chỉ có trường hợp Lê Thị Minh Nguyệt bổ nhiệm sau khi tôi làm Chủ tịch. Nhưng những cán bộ trên đều đạt chuẩn theo quy định và việc bổ nhiệm cán bộ là thuộc thẩm quyền của tập thể, chứ không phải là của cá nhân nào. Cũng xin nói thêm, như 2 trường hợp dư luận nêu là cháu tôi đang làm sếp công an ở xã, trong khi những người này được bổ nhiệm hoặc luân chuyển theo quy định của ngành công an, làm sao “can thiệp” được mà bắt lỗi tôi?

Như ông giải thíchthì đúng là ông bị oan khi nói “kéo” dòng họ vào công tác cùng?

Đúng vậy, bởi như tôi đã nói, tất cả đều nhận công tác từ lâu, trước khi tôi từ Bí thư xã Tân Thới về làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch huyện. Và nếu nói cả dòng họ làm quan cũng là quálời, bởi có người làm ở xã đội… chỉ theo dạng hợp đồng, lương vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng/tháng. Phần lớn cũng chỉ là nhân viên quèn. Và lương thấp như vậy, ai muốn vào làm và đáp ứng điều kiện khi chúng tôi có nhu cầu tuyển, xin mở rộng cửa! Bởi sự nghiệp cách mạng không phải của riêng ai. Và Đảng, nhà nước cũng thường xuyên giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống của cha, anh. Trong số họ đều có quá trình công tác nhiều năm, cố gắng học tập, phấn đấu và từng bước trưởng thành mới có thành tích hôm nay.

Và nếu phân tích kỹ, có đến 6 người trong danh sách này làm nhân viên quèn ở huyện. Mà ở cấp huyện, chỉ riêng ngành giáo dục có cả ngàn cán bộ, nhân viên. Như vậy 6 người có lớn quá không?

Theo dư luận, 16 người bà con của ông Sử, gồm:

1. Lê Minh Nguyệt, chức vụ Phó ban Tổ chức Huyện ủy, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

2. Lê Thanh Tuấn, chức vụ Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

3. Lê Tấn Đạt, chức vụ Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trường Long, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

4. Nguyễn Cẩm Trinh, thủ quỹ Văn phòng Huyện ủy, cháu ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu (cháu dâu).

5. Hồ Thị Mộng Cầm, chức vụ Bí thư xã đoàn xã Trường Long, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

6. Phan Thị Bích Vân, chức vụ Chủ tịch Hội phụ nữ TT.Phong Điền, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

7. Lê Minh Diễn, chức vụ Thị đội trưởng TT.Phong Điền, cháu rể ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

8. Phan Quốc Việt, công tác tại xã đội Trường Long, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

9. Phan Hoài Nam, công tác tại xã đội Nhơn Ái, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

10. Hồ Văn Hợp, chức vụ Phó công an xã Tân Thới, cháu ruột ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

11. Nguyễn Quốc Khánh, chức vụ Trưởng công an thị trấn Phong Điền, anh em chú bác ruột với ông Sử.

12. Huỳnh Tấn Thấp, Tài chính xã Trường Long, cháu rể ông Sử, kêu ông Sử bằng cậu.

13. Nguyễn Thành Quí, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Trường Long, cháu bà con chú bác với ông Sử.

14. Nguyễn Văn Mót, công tác tại trung tâm phát triển quỹđất, em ruột ông Sử.

15. Hồ Thanh Tuân, công tác tại Ban quản lý dự án, cháu vợ ông Sử.

16. Nguyễn Thị Kim Thanh, công tác tại Phòng tài chính, cháu vợ ông Sử.

Ngọc Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông chủ tịch huyện Phong Điền nói gì về việc 'kéo cả dòng họ vào làm cán bộ'?