Cuộc bầu cử chức thủ lĩnh đảng Dân chủ tự do (LDP) ngày 20.9 có kết quả ông Shinzo Abe sẽ có thể là Thủ tướng cầm quyền lâu nhất trong lịch sử chính trị Nhật Bản. Nhưng ông sẽ phải đối mặt với thách thức thương mại từ Tổng thống Mỹ.

Ông Abe tái trúng cử ngôi thủ lĩnh đảng cầm quyền và thủ tướng Nhật

Trần Trí | 20/09/2018, 15:46

Cuộc bầu cử chức thủ lĩnh đảng Dân chủ tự do (LDP) ngày 20.9 có kết quả ông Shinzo Abe sẽ có thể là Thủ tướng cầm quyền lâu nhất trong lịch sử chính trị Nhật Bản. Nhưng ông sẽ phải đối mặt với thách thức thương mại từ Tổng thống Mỹ.

Nếu ông Abe làm Thủ tướng đến hết tháng 11.2019, ông sẽ vượt qua kỷ lục 2.886 ngày cầm quyền qua 3 nhiệm kỳ của Thủ tướng Taro Katsura hồi đầu thế kỷ 20.

Ngày 26.8, ông Abe đã tuyên bố tranh chức thủ lĩnh LDP, quyết tâm chèo lái đất nước thêm 3 năm (đến tháng 10. 2021) ở chức Thủ tướng và Chủ tịch đảng cầm quyền.

Trưa 20.9, kết quả bầu cử là 553/807 phiếu dồn cho ông Abe, người từng đột ngột từ chức Thủ tướng năm 2007 với lý do đau dạ dày.

Thủ tướng Abe quyết tâm thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp

Ngay lập tức, ông Abe tuyên bố sẽ thúc đẩy kế hoạch sửa đổi Hiến pháp yêu chuộng hòa bình do Mỹ soạn sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện hồi 1945, trong đó có Điều 9 cấm Nhật duy trì quân đội, chỉ được phép lập Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nhằm bảo vệ đất nước Nhật, không được tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Theo ông Abe, nội dung Điều 9 phải được làm rõ, để hợp thức hóa sự hiện hữu của SDF, nhưng ông cam kết sẽ không thay đổi chính sách thiên về phòng thủ của Nhật, giữ nguyên điều cấm Nhật phát động chiến tranh hoặc xâm lược nước khác.

Năm 2015, ông Abe thúc đẩy một luật, cho phép Nhật thực hiện công tác phòng thủ tập thể (giúp một đồng minh bị tấn công) mà về lý thuyết, sẽ cho phép SDF chiến đấu ở nước ngoài để giúp đồng minh bị tấn công dù lãnh thổ Nhật không bị đe dọa.

Thủ tướng Abe muốn sửa Hiến pháp Nhật từ năm 2020,và ông hy vọng LDP sẽ có thể trình đề xuất sửa đổi hiến pháp lên Quốc hội Nhật trong một cuộc họp bất thường vào cuối năm này. Việc sửa đổi hiến pháp sẽ cần sự chấp thuận của 2/3 các nghị sĩ ở cả Thượng viện và Hạ viện Nhật, đạt thế đa số trong một cuộc trưng cầu ý dân.

Thủ tướng Abe có đối thủ là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba (chỉ được 254 phiếu bầu) và ông Ishiba đã lên tiếng lo ngại Nhật không có nhiều thời gian tranh luận về việc sửa đổi hiến pháp. Vấn đề là Thủ tướng Abe có liên minh cầm quyền LDP-Komeito nắm thế đa số, chiếm hơn 2/3 trong 465 ghế Hạ viện.

Ông Abe bắt đầu làm Thủ tướng Nhật (lần thứ hai) hồi năm 2012với lời hứa phục hồi nền kinh tế bị suy yếu, bằng các chính sách “Abenomic” (làm kinh tế kiểu Abe) và tăng cường phòng vệ.

Thắng cử nhưng ông Abe đối mặt với thách thức thương mại của Tổng thống Mỹ

Nỗ lực sửa Hiến pháp yêu chuộng hòa bình là một vấn đề gây tranh cãi ở Nhật, và tiến trình sửa đổi hiến pháp có nhiều rủi ro chính trị, người dân bị chia rẽ,đảng Komeito chủ trương ôn hòa và theo đạo Phật lo ngại.

Bất kỳ động thái tăng cường khả năng nào cho SDF cũng khiến có thể tác động đến uy tín của ông Abe, nhất là cử tri cao tuổi bảo thủ ở Nhật xem bản hiến pháp do Mỹ soạn là một sự bêu nhục Nhật thua Thế chiến 2, nhưng phe đối lập lo ngại vai trò ở nước ngoài của SDF.

Theo một thăm dò đầu năm 2018 của kênh thời sự NHK, 31% số người được hỏi đồng ý với đề xuất của ông Abe, 23% chống và 40% không quyết định. Sửa hiến pháp cũng sẽ thử nghiệm quan hệ giữa Nhật với Hàn Quốc và Trung Quốc, hai nạn nhân bị quân phiệt Nhật đô hộ trong nửa đầu thế kỷ 20.

Nhưng theo Reuters, trước tiên ông Abe có sự thách thức từ cuộc gặp bên lề với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng LHQ trong tuần tới. Đó là khi ông Abe phải đối mặt với sức ép của Mỹ: Nhật phải cắt giảm thặng dư thương mại 69 tỉ USD với đồng minh lớn của Nhật.

Hai nhà lãnh đạo có quan hệ cá nhân thân cận, nhưng ông Trump đã làm rõ là ông thất vọng với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại Mỹ-Nhật, ông muốn có những thỏa thuận hai chiều để giải quyết vấn đề này.Nhưng Tokyo phản đối một thỏa thuận song phương, vì ngại nó sẽ gây sức ép lên các lĩnh vực nhạy cảm của Nhật, ví dụ nông nghiệp.

Chính phủ Mỹ cũng đang xem xét khả năng tăng thuế đối với xe hơi Nhật xuất khẩu. Các quan chức Nhật nói động thái này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho thương mại thế giới và cho hai nền kinh tế Nhật-Mỹ.

Tại Nhật, chính sách kinh tế Abenomics nhằm cải tổ đã giúp phục hồi sức tăng trưởng. Nay ông Abe hứa cải thiện hệ thống an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân tiếp tục lao động, và ông giải quyết tình trạngsố người già tăng bằng cách nâng tuổi hưu lên trên 65 tuổi và chỉ hưởng lương hưu khi qua tuổi 70.

Ông Abe cũng hứa đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng trong 3 năm tới, để Nhật có thể chịu đựng được những lũ lụt gây thảm họa chết người, lở đất và động đất vừa xảy ra liên tục mới đây, dù tăng chi sẽ khó thể kiểm soát nợ.

Bích Ngọc (theo Guardian, Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Abe tái trúng cử ngôi thủ lĩnh đảng cầm quyền và thủ tướng Nhật