Từ ngày 01.4.2019, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức triển khai gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng dành riêng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng, với mức lãi suất dao động 7%/năm, được đánh giá là mức khá cạnh tranh trong các ngân hàng TMCP hiện nay.

OCB triển khai gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

03/04/2019, 16:34

Từ ngày 01.4.2019, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức triển khai gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng dành riêng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng, với mức lãi suất dao động 7%/năm, được đánh giá là mức khá cạnh tranh trong các ngân hàng TMCP hiện nay.

Dự kiến, gói vay này sẽ được giải ngân trong vòng 3 tháng (từ 1.4 - 30.6.2019) với thời gian ưu đãi lên tới 12 tháng. Ngoài mức lãi suất tốt, khách hàng còn được trải nghiệm thêm nhiều ưu đãi về phí dịch vụ ngân hàng trong thanh toán quốc tế, bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền khác.

Số liệu từ Tổng Cục thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 98% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước, đóng góp 40% vào GDP quốc gia và sử dụng 50% lực lượng lao động. Dù giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 70% DNNVV vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, hơn 30% DNNVV không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 30% doanh nghiệp khác cho biết rất khó tiếp cận nguồn vốn này.

Thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch, hiệu quả kinh doanh chưa cao…là những nguyên nhân chính khiến các DNNVV khó tiếp cận vốn từ ngân hàng mà phải tìm đến các nguồn vốn phi chính thức khác.

Từ thực tế trên, với định vị trở thành một ngân hàng hàng đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian qua Ngân hàng OCB đã luôn đồng hành cùng với nhóm khách hàng này trong việc cung cấp các giải pháp tài chính, các gói vay với lãi suất ưu đãi giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn, với chi phí tài chính giảm thiểu đáng kể. Do đó, gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng này được kỳ vọng sẽ bổ sung kịp thời nguồn vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc, Ngân hàng OCB nhận định: “Việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chuỗi giá trị là giải pháp cải thiện năng lực doanh nghiệp, mở rộng quy mô theo hướng hiện đại để tiếp tục gia nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong đó, quy trình cho vay và cung cấp dịch vụ tự động dựa trên công nghệ sẽ là nguồn sống để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.”

Chính vì vậy, bên cạnh gói vay ưu đãi trên, với sự hỗ trợ từ IFC ngoài gói tín dụng 100 triệu USD ưu tiên cho các DNNVV có phụ nữ làm chủ, IFC còn cung cấp cho OCB "Chương trình tư vấn phát triển tài trợ chuỗi cung ứng" (SCF - Supply Chain Finance). Chương trình gồm 3 giai đoạn: xây dựng mô hình vận hành chuỗi, lựa chọn và tích hợp nền tảng công nghệ kết nối, xây dựng sản phẩm và phát triển kinh doanh. OCB tham gia tài trợ chuỗi, trong đó OCB sẽ giữ vai trò là Ngân hàng cung cấp giải pháp hợp tác cho người mua và người bán, cho phép các bên tiếp cận được nguồn tài trợ vốn lưu động mà không cần tài sản thế chấp, tiếp cận nguồn tài chính chi phí thấp dựa trên nền tảng tín nhiệm tín dụng của người mua.

Hiện chỉ có khoảng 21% DNNVV Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở một số nước trong khối ASEAN, tỷ lệ này cao hơn nhiều, điển hình tại Thái Lan là trên 30% và ở Malaysia là 46%. OCB nhận thấy nhu cầu thưc tế về vốn lưu động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng hiện rất lớn và việc thúc đẩy tài trợ vốn cho các DNNVV của Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, gia tăng giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi thị trường tài chính được toàn cầu hóa ngày càng nhiều, những giao dịch dựa trên chuỗi cung ứng liên tục được mở rộng.

Bên cạnh chiến lược của OCB trong việc khuyến khích sự phát triển của nhóm khách hàng mục tiêu, gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng này còn nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt Nam, trong bối cảnh Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách hỗ trợ, phát triển DNNVV trong đó có việc giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp xuống 15-17%. Cùng thời điểm này, theo Thông tư số 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc hạn chế cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu trong nước, chính vì vậy nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu.

D.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
OCB triển khai gói vay ưu đãi 3.000 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa