Các nhà nghiên cứu về du lịch đã kết luận: “Sự trung thực của một đất nước có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch của quốc gia đó, bởi những điều tốt đẹp nhất đều được xây đắp từ sự chân thành, “tử tế” và được trao trả lại bằng chính lòng tin của du khách”.

Ở đâu du khách bỏ quên đồ nhất định sẽ được nhận lại?

PR | 19/11/2017, 09:01

Các nhà nghiên cứu về du lịch đã kết luận: “Sự trung thực của một đất nước có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch của quốc gia đó, bởi những điều tốt đẹp nhất đều được xây đắp từ sự chân thành, “tử tế” và được trao trả lại bằng chính lòng tin của du khách”.

“Văn hóa koban” từ Nhật Bản
Đầu năm 2017, Maithilee Jadeja, sinh viên đang theo học tại một trường đại học ở Kyoto- Nhật Bản, chẳng may đánh rơi chiếc điện thoại khi đang mải mê chụp ảnh gần khu vực đỉnh núi Aso. Hai tháng sau, cô bất ngờ được cảnh sát thông báo đã tìm thấy chiếc điện thoại, do một người leo núi tình cờ nhặt được. Sau khoảng một tuần, chiếc điện thoại đã được gói ghém cẩn thận và chuyển đến tay cô gái, dù màn hình của nó đã vỡ vụn.

Câu chuyện này lập tức đã được một số hãng thông tấn nổi tiếng đưa tin, như một hành động đẹp và đầy sức thuyết phục về niềm tin giữa con người với nhau và về những giá trị nhân văn tốt đẹp đang hiện hữu, lan tỏa tại quốc gia châu Á này.

Văn hóa “trả lại đồ thất lạc” đã được Nhật Bản chú trọng xây dựng và phát triển cùng với sự phát triển của các lĩnh vực quan trọng khác, để một em bé Nhật Bản dù mới 4,5 tuổi cũng sẵn sàng gửi trả lại bất kì thứ gì chúng nhặt được trên đường.

Để thuận tiện cho việc “của đi tìm người”, Nhật Bản đã cho xây dựng các koban- là các chốt cảnh sát để quản lí tài sản thất lạc ở khắp nơi. Có khoảng 6.000 koban rải rác từ thành thị cho đến nông thôn, từ trường học đến những khu vui chơi, giải trí. Thậm chí trong năm 2016, chỉ riêng các koban tại Tokyo đã thu nhận được 3,67 tỷ yên (tương đương 31 triệu USD), ¾ trong số đó đã được trao trả cho đúng chủ nhân.

Điều đáng nói là ngay cả những thứ không có nhiều giá trị như một chiếc điện thoại đã hỏng hay một chiếc ô đã cũ… cũng sẽ được người dân Nhật Bản nỗ lực trao trả lại đúng chủ nhân. Bởi sự trung thực đáng mến đó, Nhật Bản được các Tổ chức uy tín bình chọn là một trong những quốc gia trung thực nhất Thế giới.

Nét đẹp “tủ đồ thất lạc” ở Sun World
Người Việt từ khi sinh ra đều đã được răn dạy “nhặt được của rơi trả người đánh mất”. Nét đẹp văn hóa truyền thống đó không hề mai một, mà đang được đánh thức, lan tỏa trong những khu du lịch Sun World của Tập đoàn Sun Group.

Trong tất cả các khu du lịch Sun World đều có các tủ đồ thất lạc- nơi lưu giữ những món đồ, tài sản du khách bỏ quên. Chiếc tủ đồ ấy được đặt trang trọng trên lối ra ở sảnh chờ của các khu du lịch như Sun World Ba Na Hills. Bên trong đó là rất nhiều vật dụng như máy ảnh, điện thoại, iPad, túi xách… Mỗi món đồ đều được dán nhãn và ghi rõ ngày, tháng, năm bị thất lạc để du khách dễ nhận ra đồ vật của mình. Có món đồ do nhân viên khu du lịch nhặt được, có nhiều thứ là do khách du lịch lượm được mang đến.

Quy trình tìm kiếm và trao trả đồ thất lạc được xây dựng và thực hành bài bản, trong các điểm đến Sun World, từ Fansipan Sa Pa đến Hạ Long, Đà Nẵng... 10 năm qua, tủ đồ thất lạc ở Sun World Ba Na Hills đều đặn, bền bỉ thu gom những câu chuyện đẹp về sự tử tế, về lòng trung thực.

Nhiều tài sản với tổng giá trị lên tới hàng tỷ đồng đã được trao trả cho du khách thất lạc tài sản ở Sun World Ba Na Hills. Có những tài sản lớn vài trăm triệu tiền mặt, như trường hợp của anh Lê Quang Thuận, một du khách An Giang đã được nhận lại số tiền hơn 300 triệu bỏ quên trên cabin khi xuống cáp. Cũng có những tài sản nhỏ bé như cái ô che nắng, hay thậm chí là móc chìa khóa xe.

Mới đi vào hoạt động, nhưng Sun World Fansipan Legend hay Sun World Halong Complex cũng đã tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân và du khách, khi sự tử tế được đề cao, lòng trung thực được lan tỏa.

Du khách Thu Ba đã không giấu nổi sự xúc động và mừng rỡ khi được đội an ninh của Khu du lịch trao trả lại tài sản trị giá 130 triệu đồng bị thất lạc trong lúc vui chơi tại Sun World Fansipan Legend tháng 6 vừa qua.

Hồi đầu năm 2017, chính Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã tặng bằng khen cho hai nhân viên của khu vui chơi Sun World Ha Long Complex, bởi tinh thần nhặt được của rơi, trả lại du khách. Ông ghi nhận việc họ làm như những đóng góp để đem đến một hình ảnh Hạ Long đẹp và thân thiện trong mắt du khách, bạn bè trong và ngoài nước.

Và mới đây thôi, ngày 6.11 vừa qua, khối tài sản trị giá trên 75 triệu đồng của một du khách đến từ Hà Nội đã được Sun World Halong Complex trao trả lại vẹn nguyên. Thậm chí, khi du khách đề nghị được tặng chị Nguyễn Quỳnh Trang – Nhân viên bộ phận vệ sinh cảnh quan – người nhặt được khối tài sản, trên 1 triệu đồng, chị Trang đã từ chối. Với chị, hay với bất kỳ ai làm việc ở Sun World, đó là trách nhiệm.

Người dân Đà Nẵng sẽ nói với bất cứ ai bỏ quên đồ ở Sun World Ba Na Hills rằng: “Quên đồ ở đâu chứ ở Bà Nà thì nhất định sẽ được trao trả lại”. Người Hạ Long sẽ tự hào, bởi có những điểm đến không chỉ đẹp mà còn văn minh, tử tế. Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa, nhẹ nhàng mà vô cùng ý nghĩa từ chính những điểm đến du lịch Việt.

Bài và ảnh: P.V

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ở đâu du khách bỏ quên đồ nhất định sẽ được nhận lại?