Các giáo sư bác sĩ tại Bệnh Viện Massachusetts General đã thành công trong việc nuôi cấy các tế bào ung thư lưu hành trong máu. Đây là một bước tiến mới trong nghiên cứu ung thư.
Quay lại thời năm 1869, một bác sĩ người Úc tên là Thomas Ashworth đã quan sát mẫu máu của một phụ nữ qua đời do ung thư. Ông nhận thấy trong máu có những tế bào giống với tế bào ung thư. Ông giả định rằng những tế bào to và bất thường trong máu là lời giải thích cho hiện tượng di căn ung thư ở bệnh nhân.
Như vậy, tế bào ung thư di căn qua đường máu. Tuy nhiên, hiện nay con người chưa biết nhiều về việc tại sao tế bào ung thư lại di căn, và điều gì làm cho chúng tách ra khỏi máu và định cư ở đâu đó trong cơ thể.
Mặc dù tế bào ung thư trong máu vô cùng hiếm (cứ 1 tỉ tế bào máu mới tìm thấy 1 tế bào ung thư), nhóm của giáo sư Daniel Haber đã thành công trong việc tách và nuôi cấy tế bào ung thư trong máu của 6 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn. Sau đó, họ đã đặt những tế bào ung thư này vào những ống vi mao, mỗi ống chứa khoảng 200 tế bào ung thư) và thử nghiệm xem chúng có thể bị giết bởi một hay nhiều loại thuốc khác nhau.
Điều này rất có triển vọng. Thông thường một vấn đề xảy ra là khi các bệnh nhân không đáp ứng với các điều trị ban đầu. Bằng kỹ thuật này, họ có thể biết bước tiếp theo là nên dùng thuốc gì.
Một điều đáng lưu tâm là suốt một thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra được nhiều phương pháp nhằm tìm kiếm tế bào ung thư trong máu. Một số thiết bị có thể được liệt kê ra như: nano Velcro, magnetic sifters, và các thiết bị lọc giấy đơn giản. Thành công nhất là thiết bị CTC-iChip của MGH làm ra cách đây 3 năm bởi nhóm của Mehmet Toner.
Huy Vũ