Các nhà khoa học Nhật Bản khẳng định rằng không chỉ chế độ ánh sáng trong ngày, mà cả chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể con người.

Đã tìm ra cách khắc phục rối loạn nhịp sinh học

17/07/2014, 06:00

Các nhà khoa học Nhật Bản khẳng định rằng không chỉ chế độ ánh sáng trong ngày, mà cả chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể con người.

Đồng hồ sinh học đồng bộ hóa tất cả các quá trình quan trọng nhất của hoạt động sống. Vì vậy, chu kỳ ngày đêm có ảnh hưởng không chỉ ở cấp độ của các hoóc môn, mà còn trong hoạt động của tất cả các bộ phận cơ thể.

Chúng ta đã biết khá nhiều về ảnh hưởng của ánh sáng tới đồng hồ sinh học, nhưng sự điều chỉnh đồng hồ sinh học thông qua dinh dưỡng còn ít được nghiên cứu.

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định được rằng có thể dùng thức ăn để điều chỉnh nhịp sinh học. Insulin, loại hoóc môn được sản sinh ra nhằm phản ứng với việc đưa glucoza vào cơ thể, cũng tác động tới đồng hồ sinh học. Insulin giúp ống ruột-dạ dày sẵn sàng hoạt động vào thời điểm chúng ta thường ăn uống.

Khi nghiên cứu cơ chế này, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện thấy, có thể giúp cơ thể con người dễ dàng vượt qua tình trạng rối loạn nhịp sinh học khi đi máy bay dài ngày, trải qua các múi giờ khác nhau, bằng cách chỉ cần bổ sung vào thức ăn những thành phần kích thích sản sinh insulin để dạ dày hoạt động vào thời gian không chuẩn với nhịp sinh học của nó.

Hương Xuân (theo J. Cell Reports)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã tìm ra cách khắc phục rối loạn nhịp sinh học