Sau 9 năm sống cô độc, ‘nữ thần sống’ Nepal trở lại đời thường, và Matina Shakya đi học, hiệu trưởng tuyên bố tự hào có ‘nữ thần sống” về hưu là học sinh của trường.

‘Nữ thần sống’ Nepal trở lại đời thường

Trần Trí | 16/10/2017, 15:06

Sau 9 năm sống cô độc, ‘nữ thần sống’ Nepal trở lại đời thường, và Matina Shakya đi học, hiệu trưởng tuyên bố tự hào có ‘nữ thần sống” về hưu là học sinh của trường.

          

Cô bé 12 tuổi Matina lúc 3 tuổi từng được chọn là ‘kumari’, một hiện thân sống của nữ thần Taleju của đạo Hindu ở Nepal. Cha mẹ em đồng ý cho em đến sống ở một ngôi đền tại thủ đô Katmandu của Nepal.

‘Nữ thần sống’ chỉ được rời khỏi ngôi đền 13 lần/năm, vào những ngày chay tịnh đặc biệt. Em được trang điểm kỹ và được các tín hữu đến kính chào. Các vai trò của ‘kumari’ gồm ban phép lành cho các quan chức chính quyền. Theo phong tục, đôi chân ‘nữ thần sống’ không được chạm đất, nên ở chốn công cộng, luôn có người bồng nữ thần sống . 

Ở vùng Katmandu có khoảng 12 ‘kumari’, nhưng chỉ có những ‘kumari’ quan trọng nhất mới bị tách khỏi xã hội. Khi một ‘kumari’ gần đến tuổi dậy thì, em sẽ trở lại đời thường, là ‘cựu nữ thần sống’ và một cô bé chưa dậy thì sẽ thế chỗ của ‘nữ thần sống’ trong ngôi đền.

Ngày 28.9, Matina trở về đời thường. Thay em là cô bé 3 tuổi Trishna Shakya. Ông Pratap Man Shakya là cha của Matina, tin tưởng con gái ông sẽ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của một cựu ‘nữ thần sống’, và gia đình hy vọng Matina sẽ trở thành một học sinh giỏi.

Ông Shakya nói với Tân Hoa Xã: ‘Kumari là một phong tục xưa, nên chúng tôi cần duy trì theo đúng cách. Vì đây là vấn đề văn hóa và bản sắc dân tộc, nhà nước nên nghiêm túc xem xét chuyện bảo tồn”.

Matina (giữa) đi học sau thời gian là nữ thần sống

Hiệu trưởng của ngôi trường mà Matina học, nói: “Chúng tôi rất tự hào có nữ thần sống về hưu là học sinh của trường’.

Khi Matina là ‘công chúa’, em có gia sư dạy học 3 giờ/ngày. Vị gia sư Laxmi Maharjan kể Matina gọi bà là cô giáo, nhưng bà vẫn gọi em là ‘công chúa’.

Bà nói: “Tôi cảm thấy rất may mắn được là cô giáo của một nữ thần sống. Tôi nhận thấy nữ thần thích học hỏi, rất tích cực ở những hoạt động ngoại khóa như vẽ, nấu ăn. Nữ thần sống cũng dạy tôi nhiều điều”.

Phong tục ‘kumari’ (tiếng Phạn có nghĩa ‘công chúa’) là của tộc người Newar ở vùng Katmandu. Các nhà hoạt động nhân quyền, gồm Trung tâm phục hồi phụ nữ Nepal (WOREC) lên án phong tục ‘kumari’ cướp tuổi thơ của những bé gái.

Nhưng năm 2008, một cấp tòa tối cao tuyên vai trò ‘kumari’ không bắt trẻ em lao động, và không ngăn cản sự tự do hoạt động. Nhưng phán quyết buộc phải dạy học cho các kumari.

Hồi những năm 1990, cựu ‘nữ thần sống’ Rushmila Shakya từng viết hồi ký, mô tả những khó khăn của việc trở lại đời thường.

Bích Ngọc (theo Independent)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Nữ thần sống’ Nepal trở lại đời thường