Mặc dù đã nhiều lần được các cơ quan chức năng khuyến cáo không nên nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) mà hãy đóng đủ năm để nhận lương hưu, nhưng người lao động vẫn bất chấp, đổ xô nhận BHXH một lần ngày càng gia tăng.

Nữ lao động nhận BHXH một lần bị mất oan hơn 455 triệu đồng

Hồ Quang | 12/04/2022, 19:51

Mặc dù đã nhiều lần được các cơ quan chức năng khuyến cáo không nên nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) mà hãy đóng đủ năm để nhận lương hưu, nhưng người lao động vẫn bất chấp, đổ xô nhận BHXH một lần ngày càng gia tăng.

Trong hơn 2 năm qua, do dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nhiều người lao động mất việc làm dẫn đến không có thu nhập, đa số người lao động chọn hưởng BHXH một lần vì cần có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống, một số người lao động khác lựa chọn nhận vì không hiểu được những lợi ích của việc hưởng lương hưu so với nhận BHXH một lần cũng như tính nhân văn, ưu việt và tính chia sẻ, trách nhiệm cộng đồng của việc tham gia BHXH.

Nhận BHXH một lần chỉ được 30 tháng lương, còn nhận lương hưu được hơn 135 tháng lương

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều này khiến người lao động bị thiệt thòi rất nhiều khi phải nhận số tháng tiền lương ít hơn rất nhiều so với hưởng lương hưu.

nu-lao-dong-nhan-bhxh-mot-lan-mat-oan-hon-455-trieu-dong-hinh-anh(1).png
Người lao động làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần - Ảnh: PV

Dẫn chứng về điều này, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, nếu một phụ nữ đến năm 2022 là đủ 55 tuổi 8 tháng theo quy định là đủ tuổi về hưu, đến hết năm 2019 mới tham gia BHXH được 18 năm. Căn cứ theo tuổi thọ bình quân của nữ là 76,3 tuổi ( Thông kế của Tổng cục Thống kê năm 2020 về tuổi thọ của nữ giới) thì nếu trường hợp này nhận BHXH một lần chỉ được (12 năm X 1,5 tháng lương) + (6 năm X 2,0 tháng lương) = 30 tháng lương.

Theo đó, thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần của người lao động sẽ không được tính thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH khác; không còn trong hệ thống BHXH được Nhà nước bảo hộ về an sinh xã hội; mất cơ hội tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục để được hưởng quyền lợi với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền; phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu không may bị ốm đau, tai nạn trong thời gian chờ hưởng BHXH một lần (12 tháng); mất cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng khi hết tuổi lao động hoặc đủ điều kiện hưởng nhưng mức hưởng thấp do bị trừ thời gian đóng BHXH đã nhận một lần.

Trong khi đó, nếu trường hợp nữ lao động đóng BHXH thêm 2 năm để đủ thời gian tối thiểu đóng BHXH là 20 năm được hưởng lương hưu thì người này nhận được lương hưu lên đến 247 tháng X 55% = 135,85 tháng lương

Ngoài nhận lương hưu hằng tháng, nữ lao động này còn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Luật BHXH như: điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH; cấp thẻ BHYT miễn phí với mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh để chăm sóc sức khỏe (hằng tháng quỹ BHXH đóng bằng 4,5% mức lương hưu); thân nhân được hưởng chế độ tử tuất khi qua đời…

Nam nhận BHXH một lần bị mất hơn 123 triệu đồng, còn nữ mất hơn 455 triệu đồng

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam người nhận lương hưu sẽ được lãnh số tiền cao gấp nhiều lần so với nhận BHXH một lần.

Cụ thể, một người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH (từ năm 2001-2020), với mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là 4.000.000 đồng/tháng.

Trong trường hợp này, nếu là lao động nam sẽ được nhận lương hưu theo tỷ lệ hưởng 45%, mức lương hưu là 1.800.000 đồng/tháng.

Tính theo tuổi thọ trung bình của nam giới là 71 tuổi (theo kết quả công bố của Tổng cục Thống kê năm 2020) thì số tháng hưởng lương hưu khi nghỉ hưu ở tuổi 60 tuổi 6 tháng đến khi chết là 126 tháng. Như vậy vậy lương hưu người này được nhận là 126 x 1.800.000 đồng = 226.800.000 đồng. Ngoài ra còn có các khoản khác như: mua thẻ BHYT (4,5% lương hưu hằng tháng: 4,5% x 126 x 1.800.000 = 10.206.000 đồng; trợ cấp mai táng phí (10 tháng lương cơ sở): 14.900.000 đồng; trợ cấp tuất một lần (03 tháng lương hưu trước khi chết): 5.400.000 đồng. Tổng số tiền mà nam lao động trên nhân lương hưu lên đến 257.306.000 đồng.

Trong trường hợp này, nếu là lao động nữ sẽ được nhận lương hưu theo tỷ lệ hưởng 55%, mức lương hưu là 2.200.000 đồng/tháng.Tính theo tuổi thọ trung bình của nữ giới là 76,3 tuổi thì số tháng hưởng lương hưu khi nghỉ hưu ở tuổi 55 tuổi 8 tháng đến khi chết là 247 tháng. Như vậy, tổng tiền lương hưu mà nữ lao động này được nhận là: 247 x 2.200.000 đồng = 543.400.000 đồng. Ngoài ra còn có các khoản khác như: mua thẻ BHYT (4,5% lương hưu hằng tháng): 4,5% x 247 x 2.200.000 = 24.453.000 đồng; trợ cấp mai táng phí (10 tháng lương cơ sở): 14.900.000 đồng; trợ cấp tuất 1 lần (3 tháng lương hưu trước khi chết): 6.600.000 đồng. Tổng số tiền được hưởng từ quỹ BHXH khi hưởng lương hưu của nữ lao động này là 589.353.000 đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu người lao động nhận tiền BHXH một lần chỉ có được số tiền 4.000.000 đồng x (1,5 x 13 năm + 2 x 7 năm) = 134.000.000 đồng.

Như vậy có thể thấy lao động nam nhận lương hưu lợi hơn nhận BHXH một lần là 257.306.000 đồng – 134.000.000 đồng = 123.306.000 đồng; còn lao động nữ hưởng lương hưu sẽ lợi hơn nhận BHXH một lần là 589.353.000 đồng – 134.000.000 đồng = 455.353.000 đồng.

Trước tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến cáo người lao động khi không lựa chọn hưởng BHXH một lần, có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu trang trải cuộc sống và được cấp thẻ BHYT (với mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe khi về già.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết, trong thời gian tới, dự kiến Luật BHXH sẽ được sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Việc sửa đổi chính sách BHXH theo tinh thần này, sẽ góp phần tăng mức độ hấp dẫn của chính sách BHXH, người lao động sẽ có thêm động lực tiếp tục bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững cho người lao động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nữ lao động nhận BHXH một lần bị mất oan hơn 455 triệu đồng