Với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia trường đại học Nông lâm TP.HCM, vừa qua ông Mười - một nông dân ở Cần Thơ đã chế biến thành công rượu vang ca cao từ cơm ca cao (bên ngoài hạt). Sản phẩm hiện rất được khách nước ngoài ưa thích.

Nông dân miền Tây chế biến rượu vang ca cao được khách nước ngoài ưa thích

Một Thế Giới | 09/03/2016, 16:33

Với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia trường đại học Nông lâm TP.HCM, vừa qua ông Mười - một nông dân ở Cần Thơ đã chế biến thành công rượu vang ca cao từ cơm ca cao (bên ngoài hạt). Sản phẩm hiện rất được khách nước ngoài ưa thích.

Khu vườn ca cao rộng 1,2ha của ông Lâm Thế Cương (Mười Cương, 67 tuổi) chỉ cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 6km…
Mảnh vườn ca cao ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ này được gầy dựng từ khoảng năm 1960, khi cha ông Mười được cho một số hạt giống ca cao. Từ đó, gia đình trồng và nhân giống dần lên. Dù sau này, một số nông dân thấy hiệu quả cây ca cao thấp nên đốn bỏ, nhưng gia đình ông Mười vẫn giữ lại.
ruou vang ca caoPhơi hạt ca cao

Ban đầu, ca cao thu hoạch chỉ dùng để xay, làm nước giải khát đãi khách. “Mày mò từ sách báo, tôi tìm hiểu được một số công dụng của hạt ca cao và bắt đầu học cách chế biến thành những sản phẩm như sôcôla, bột ca cao bảo quản được lâu...”, ông Mười Cương nói.

ruou vang ca cao 
Ca cao cho trái quanh năm
Khoảng năm 1980, một số cơ quan bộ ngành Trung ương cũng nghe tiếng và đến tham quan vườn ca cao này, sau đó khuyến khích ông Mười tung sản phẩm ra thị trường. “Hạt thì chế biến bột ca cao, sôcôla, cơm cacao thì làm rượu vang ca cao. Vỏ trái thì sử dụng lại làm phân bón. Trái ca cao không bỏ thứ gì”, ông Mười khẳng định.
ruou vang ca cao 
Thu hoạch ca cao, tách vỏ lấy hạt
Với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia trường đại học Nông lâm TP.HCM, vừa qua ông chế biến thành công rượu vang ca cao từ cơm ca cao (bên ngoài hạt). Loại rượu này rất thơm ngon, hợp khẩu vị nhiều người. Ông kể, nhiều khách nước ngoài đến rất thích dùng món rượu này, vì theo họ, đi các nơi đều không có.
ruou vang ca cao 
Hạt ca cao còn chứa cơm - có thể ủ làm rượu vang
Hiện tại, vườn có khoảng 2.000 gốc ca cao, sản lượng hạt thu hoạch hàng năm khoảng 3 tấn. Ngoài dùng hạt chế biến sôcôla, bột ca cao… thì ông Mười phơi hạt khô trữ lại. Hàng ngày, ông vào internet tham khảo giá thị trường thế giới. Khi giá thích hợp, ông liên hệ các công ty như Cargill để bán.
ruou vang ca cao

Ông Mười còn thu mua hạt ca cao giúp các nông dân trong vùng với giá hiện nay khoảng 5.000đ/kg.

Hằng năm, thu nhập từ vườn ca cao mang lại khoảng 300 triệu đồng. “Đây là thu nhập khá cao so với nông dân vùng này”, ông Mười khoe. Gần đây, ông còn mở dịch vụ cho khách Tây tham quan vườn, tìm hiểu cách chế biến, mở 2 phòng homestay và bán các sản phẩm ca cao tại vườn.
“Mỗi tháng tôi đón tiếp trên 100 người khách nước ngoài tham quan, còn khách ở homestay khoảng chục người. Chúng tôi nhiệt tình, xem quý khách như người trong nhà nên khách rất thích”, ông nói.
ruou vang ca cao
Ông Mười đang chế biến ca cao
Ông Mười Cương lại rất giỏi ngoại ngữ (Anh, Pháp) và thành thạo sử dụng máy vi tính. Theo ông Mười Cương, nhờ vậy đã giúp ông tham khảo được nhiều tài liệu nước ngoài về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao. 
Nguyễn Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân miền Tây chế biến rượu vang ca cao được khách nước ngoài ưa thích