Người chuyển giới có nhiều nỗi niềm thầm kín khi đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười, nhất là giữa chốn đông người.

Nỗi khổ thầm kín của người chuyển giới khi đến bệnh viện và vào toilet

Một Thế Giới | 05/10/2014, 21:50

Người chuyển giới có nhiều nỗi niềm thầm kín khi đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười, nhất là giữa chốn đông người.

Nhiều lần bị "quê độ”
Một số người chuyển giới thẳng thắn cho rằng, họ “ghét cay ghét đắng” cái tên thật dính chặt với họ trong lý lịch. Một người chuyển giới từ nam sang nữ tại TP.HCM bộc bạch: “Có những lúc đi khám bệnh ở bệnh viện, tôi phải ghi tên thật của mình là Nguyễn Chí Hùng. Khi mấy cô nhân viên đọc tên tôi trên loa, nhiều bệnh nhân khác thường xì xầm chỉ trỏ tôi, thậm chí có người còn bật cười, khiến tôi thấy quê độ lắm!”.
Và đó cũng chính là nỗi ngượng ngùng thường trực của những người chuyển giới từ nữ sang nam, khi họ bất đắc dĩ phải đi giao dịch liên quan đến giấy tờ hành chính - nhất là những người đang mang cái tên rất nữ tính hoặc gắn với chữ lót “Thị”.
Vì vậy, cũng dễ hiểu khi hầu như tất cả người chuyển giới đều ao ước được đổi tên và ghi giới tính mà họ mong muốn thể hiện trong các giấy tờ tùy thân.
“Lộn phòng rồi!”
Nhiều người chuyển giới, đặc biệt là những người chuyển giới chưa trải qua phẫu thuật bộ phận sinh dục cho hay lắm lúc họ gặp tình huống khó xử trong những chuyện tưởng như nhỏ nhặt là sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Noi kho tham kin cua nguoi chuyen gioi khi den benh vien va vao toilet
Những người chuyển giới gặp không ít khó khăn vì sự khác biệt giữa giấy tờ tùy thân và ngoại hìnhNhững người chuyển giới đang đối mặt với những khó khăn thầm kín trong cuộc sống
“Khu vệ sinh nam hiếm có buồng riêng, lại không được sạch như bên khu nữ. Vì vậy, mình đành chọn khu nữ để “giải quyết”, dù trong lòng cũng muốn sang bên kia như các anh em khác. Một số chị em khi thấy mình bước vào, đã vội la lên: Lộn phòng rồi! Phòng nam bên kia kìa!”, Nguyễn Phương Uyên - một người chuyển giới từ nữ sang nam thổ lộ.
Không được lên máy bay dù có bảo lãnh
Cát Thy (23 tuổi), một người chuyển giới làm nghề xiếc - hát đám tại TP.HCM kể rằng, vào năm 2012, Cát Thy được tài trợ đi máy bay ra Hà Nội để tham gia chương trình Khát khao được là chính mình.
“Do chưa làm được chứng minh thư, tôi đã trình sổ KT3 và giấy khai sinh khi làm thủ tục ở sân bay. Nhưng vì tôi để tóc dài, mặc đồ nữ, trong khi trong giấy tờ tên tôi là nam, nên họ nhất quyết không cho tôi lên máy bay, dù lúc đó đã có người bên ban tổ chức đứng ra bảo lãnh. Sau đó, tôi đành phải chuyển sang phương tiện di chuyển khác”, Cát Thy ngậm ngùi tiếc nuối. Cát Thy còn tâm sự, những người chuyển giới như Thy gặp nhiều bất tiện, khó khăn khi đi thuê nhà hay đi khám chữa bệnh.
Năm nay đã 21 tuổi, nhưng Yuki (một người chuyển giới từ nam sang nữ, ngụ tại TP.HCM) mới đi làm chứng minh nhân dân (CMND) trong tháng 8 vừa rồi. Yuki bộc bạch: “Mình làm chứng minh thư lâu hơn người khác 4 ngày, vì người ta phải điện về phường hỏi thăm, xác minh có phải là mình tên Lê Thanh Tùng không, có cư ngụ ở đó không…”.
Yuki cho hay đã từng được đi lại bằng máy bay. Tuy nhiên, Yuki khẳng định thường phải có sự bảo lãnh của người quen hay tổ chức nào đó thì mới “bay” được.
Như Lịch (Theo Thanh Niên)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi khổ thầm kín của người chuyển giới khi đến bệnh viện và vào toilet