Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại TP.HCM xem xét giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhưng sau hàng chục năm sự việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Nỗi khổ của gia đình 40 năm đòi đất hợp pháp

Ngọc Thạnh | 04/07/2018, 09:45

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại TP.HCM xem xét giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhưng sau hàng chục năm sự việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Sự việc Báo điện tử Một Thế Giới nêu dưới đây kéo dài tới nay đã hơn 40 năm. Từ một gia đình có tài sản, có đất đai với đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, nhưng đến nay chủ đất dù tuổi đã caovẫn không có nổi 2 mét vuông đất để lo hậu sự trướckhi nhắm mắt.

Đất có chủ quyền, cho chính quyền mới tạm giữrồi mất luôn

Trước ngày 30.4.1975, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng (63 tuổi, ngụ TP.HCM) sở hữu 16.000m2 đất tại xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh. Sau khi có quyền hợp pháp sở hữu khu đất này (năm 1974), gia đình bà thực hiện san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để khoanh vùng ranh đất.

Bằng khoán điền thổ số 1103, nêu rõloại đất ruộng diện tích 16.000m2nhằm lô số 330 tờ bản đồ thứ 4 của bà Đê

Đến ngày 30.4.1975 Sài Gòn giải phóng, phần đất này được chính quyền mới "tiếp quản"với nhiều lý do, nhưng không hề ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Vẫn một niềm tinđất của mình là của mình nên gia đình bà Phượng nghe theo những gì cánbộ chính quyền mới nói với họ.

Tuy nhiên, sau khi đất nước dần ổn định thì gia đình bà Phượng lại không được phépbước chân vào thửa đất của chính mình. Do đó, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục có đơn “xin lại” phần đất thuộc sở hữu của gia đình, nhưng không được xem xét.

Biên nhận hồ sơ khiếu nại, xin lại đất của gia đình bà Phượng (biên nhận ngày 19.12.1988)

Năm nay, bà Phượng đã hơn 63 tuổi, sức khỏe đã giảm sút đi nhiều, sự mệt mỏi, thất vọng của bà Phượng không thể giấu được qua nét mặt, ánh mắt...

Mất cả tuổi thanh xuân và tài sản chỉ đểđòi công lý

Đến nay, sau hơn 40 năm điđòilại phần tài sản của gia đình, sự việc vẫnchưa có tiến triển gì,bà Phượng bảo vậy.

Theo trình bày của bà Phượng, năm 1974 mẹ bà là Trần Thị Đê (SN 1920, mất năm2003) có tạo dựng bất động sản và đứng tên chủ quyền Bằng khoán điền thổ số 1103, thuộc loại đất ruộng có diện tích 16.000m2 nhằm lô số 330 tờ bản đồ thứ 4 vùngBình Trị Đông (khu đất này trước đây thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân và đã được giải tỏa một phần để mở rộng đường Kinh Dương Vương – PV). Sau khi mua đất, gia đình bà Phượng hoàn tất thủ tục đăng ký và đổ đất san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị thực hiệndự án khu thương xá.

“Tổng diện tích 16.000m2 đất của gia đình tôi bị chiếm giữ được chia ra thành 4 phần. Một phần được Công ty cổ phầnBến xe miền Tây đang sử dụng, một phần bị hơn 20 hộ dân lấn chiếm, một phần để mở rộng đường Kinh Dương Vương và đường Tên Lửa. Phần lớn đất còn lại của gia đình tôi lại được cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ (nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh) với diện tích hơn 4.600m2.

Hơn 40 năm qua, gia đình tôi đi khắp cả nước gửi đơn kêu cứu để xin lại đất của gia đình. Tôi đi đòi đất theo di chúc của gia đình từ khi còn là một thiếu nữ, đến nay tóc đã bạcnhưng vẫn chưa lấy lại được đất. Tài sản trong nhà cạn kiệt, sức khỏe dần yếu đi… Đau xót hơn khi chồng tôi qua đời, ông ấy vẫn đau đáu với việc đòi đất”-bà Phượng bức xúc.

Trích lục điền thổ thửa đất chứng mình chủ quyền làcủa bà Đê, do Ban Quản lý ruộng đất trước giải phóng xác nhận

Sau khi đất bị chính quyền mới chiếm dụng, không có đất để canh tác và sinh sống nên năm 1978 gia đình bà Phượng đã liên hệ với các cơ quan chức năng để “xin lại” đất nhưng không được chấp thuận. Dùđất của gia đình bà Phượng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp phápnhưng chính quyền địa phương lại chia cho người khác nên gia đình bà phải khiếu nại vượt cấp sau khi nhiều năm gửi đơn thư cầu cứu đến chính quyền và các cơ quan chức năng TP.HCM. Gần 20 năm qua, đã có 5 văn bản của Thủ tướng, Phó thủ tướngnhắc nhở, đôn đốc giải quyết nhưng các cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết vẫn không chịu thực hiện.

Công văn 482 của TTCP báo cáo Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ việc không chấp hành của UBND TP.HCM

Ngày 6.10.2017, Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn kýQuyết định 2498/QĐ-TTCP thành lập Đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên -Môi trường, Thanh tra TP.HCM giải quyết khiếu nại của bà Phượng. Đến nay, sự việc vẫn giậm chân tại chỗ.

Hiện vụ việcnày, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên -Môi trường và UBND TP.HCM xem xét, giải quyết.

Cấp đất chocán bộ

Trong khi gia đình bà Phượng không có nhà ở thì gần 30 cán bộ được vào khu đất này để cất nhà. Trong số đó, ông Nguyễn Văn Nhờ (lãnh đạo công an huyện, sau làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh, đãvề hưu) được “chia” nhiều lần với số đất lên đến gần 5.000m2.

Cụ thể, ngày 14.4.1979, UBND huyện Bình Chánh ra Quyết định số 137/QĐ-UB cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ diện tích 1.000m2 để làm nhà, đè lên “bằng khoán” (hiện nay gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) số 1103 của gia đình bà Phượng, đồng thời “tạm giao thêm” cho ông Nhờ 1.000m2. Dù lấy được đất mặt tiền đường Kinh Dương Vương giá trị lớn nhưng ông Nhờ vẫn “khiếu nại” để lấy thêm.

Sau khi huyện cấp đất cho ông Nhờ, UBND TP.HCM ra Quyết định 4570/QĐ-UB-TD ngày 13.7.2000 nội dung“V/v giải quyết đơn của ông Nguyễn Văn Nhờ”, chấp thuận cho ông được sử dụng phần đất diện tích 1.504m2 – cũng đất nguồn gốc của gia đình bà Phượng. Bằng nhiều cách khác nhau, hiện nay gia đình ông Nhờ đang sử dụng diện tích khoảng 4.640m2 và xây dựng nhà ở kiên cố, đồng thời cho các đơn vị khác thuê mặt bằng.

Ngoài ông Nhờ và một số cán bộ khác được cấp đất, năm 1979 Công ty cổ phần Bến xeMiền Tây cũng được tạm giao đất trên diện tích đất gia đình bà Phượng.

Từng có tiền sự giật sập nhà của chủ đất

Năm 1990, vợ chồng bà Phượng dành dụm được ít tiền, đã vào khu đất 16.000m2 để mua lại một cái nhà đang cất trên chính đất của mình để sinh sống, được UBND thị trấn An Lạc ký xác nhận. Ngày 13.6.1992, ông Nhờ và 7 người khác đuổi gia đình bà Phượng (có cả cha mẹ già) ra ngoài rồi giật sập nhà, sau đó sử dụng luôn cho đến nay.

Ngày 13.6.1992, ông Nguyễn Văn Nhờ cùng gia đình giật sập căn nhà do gia đình bà Phương mua lại trên chính phần đất của mình

Làm việc với Đoàn thanh tra ngày 17.10.2017, vợ chồng bà Phượng (chồng là ông Hà Ngọc Thạch) đã yêu cầu Công ty cổ phầnBến xe Miền Tây xem xét “trả lại phần diện tích còn trống dùng để đỗ xe để chúng tôi có nơi ở và ổn định cuộc sống”. Đối với phần đất bị trên 30 hộ dân lấn chiếm và xây dựng nhà ở kiên cố, bà Phượng có ýhiến tặng để các hộ dân ổn định cuộc sống. Riêng đối với trường hợpông nguyên Viện trưởng Nguyễn Văn Nhờ, phần đất mà ông này nhận tiền do được đền bù khi mở rộng lộ giới (khoảng 1.000m2), gia đình bà đề nghị thu hồi và sung vào quỹ học bổng cho học sinh nghèo huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Ngoài ra, phần đất mà ông Nhờ đang cho nhiều đơn vị thuê, bà Phượng đề nghị trả lại cho bà. Phần đất mà ông Nhờ đang ở ổn định (1.000m2, trị giá khoảng 200 tỉđồng), bà Phượng chấp nhận cho ông Nhờ.

Ngọc Thạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi khổ của gia đình 40 năm đòi đất hợp pháp