Sau khi tái nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban giờ đây phải đối mặt với thử thách giữ đoàn kết nội bộ và điều hành một đất nước đang trên bờ vực sụp đổ.

Nội bộ Taliban chia rẽ trầm trọng

Cẩm Bình | 18/09/2021, 11:39

Sau khi tái nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban giờ đây phải đối mặt với thử thách giữ đoàn kết nội bộ và điều hành một đất nước đang trên bờ vực sụp đổ.

Đối với người ngoài thì Taliban tỏ ra thống nhất về mọi vấn đề liên quan đến ý thức hệ lẫn chiến lược. Nhưng giống bất cứ tổ chức chính trị lớn nào khác, nhóm Hồi giáo lâu đời này cũng chia rẽ với nhiều phe phái.

Sự rạn nứt được kiểm soát trong suốt 20 năm chống lại lực lượng phương Tây và chính quyền Afghanistan cũ. Nay kẻ thù chung đã bị đánh bại, ngay trong thời gian đầu nắm quyền, chia rẽ trong nội bộ Taliban lập tức bộc lộ.

Đầu tuần qua xuất hiện tin đồn xảy ra nổ súng giữa các phe phái đối địch ngay tại dinh Tổng thống khiến nhân vật đồng sáng lập Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar - người được chọn giữ chức Phó thủ tướng - thiệt mạng. Baradar sau đó phải phát đi thông điệp khẳng định bản thân còn sống.

Việc bổ nhiệm chính quyền mới cũng làm dấy lên căng thẳng chính trị nội bộ và gieo mầm cho rắc rối tương lai, theo tiến sĩ quan hệ quốc tế Niamatullah Ibrahimi thuộc Đại học La Trobe. Các vị trí quan trọng được phân chia giữa phe nhân vật cũ gắn liền với Kandahar (quê hương Taliban) và phe Haqqanis liên kết dựa trên quan hệ gia đình, có quan hệ với al-Qaeda cùng cơ quan tình báo Pakistan.

Phe Kandahar chiếm ưu thế trong chính quyền Taliban nắm quyền những năm 1990, nhưng nhiều thành công quân sự gần đây của nhóm lại thuộc về phe Haqquanis.

Tiến sĩ Ibrahimi cho biết: “Chúng ta không nên đánh giá thấp sức mạnh của Haqquanis. Họ là phe giỏi hơn trên phương diện quân sự, duy trì mối liên kết quan trọng với al-Qaeda cùng cơ quan tình báo Pakistan, cũng như có nền tảng quyền lực riêng ở Afghanistan”.

noak_afgsol_170921.jpg
Như bao tổ chức chính trị khác, Taliban cũng đầy chia rẽ với nhiều phe phái - Ảnh: Straits Times

Sirajuddin Haqqani thuộc phe Haqquanis - bị Mỹ xem là phần tử khủng bố, treo thưởng đến 10 triệu USD để bắt giữ - nay trở thành Bộ trưởng Nội vụ. Chuyên gia Graeme Smith thuộc Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) nhận định nhân vật này là lựa chọn tự nhiên cho chiếc ghế Bộ trưởng Nội vụ khi từng đóng vai trò lập nên một số đơn vị chiến đấu tinh nhuệ nhất của Taliban.

Nhưng quyết định bổ nhiệm trên càng khiến phương Tây khó đồng ý công nhận chính quyền mới hay cho phép Taliban tiếp cận nguồn tài sản Afghanistan bên ngoài đất nước. Đây sẽ là đòn giáng mạnh đối với Phó thủ tướng Baradar (thuộc phe Kandahar) - nhân vật chủ chốt trong nỗ lực đàm phán thuyết phục phương Tây rút quân.

Nếu không được quốc tế công nhận thì Taliban khó lòng kiểm soát sự khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan, cũng như khủng hoảng nhân đạo đang rình rập.

Thế lực ngoài nhóm lẫn phe đến từ miền Tây Afghanistan (có liên hệ với Vệ binh cách mạng Iran) hoàn toàn không có đại diện trong khỏi chính quyền mới. Chuyên gia Smith nhận định xây dựng một chính quyền góp phần tạo tính gắn kết nhưng đem lại rủi ro bị những người Afghanistan khác cùng cộng đồng quốc tế xa lánh. Cường quốc tại khu vực như Iran, hay Nga, có thể tái tài trợ cho các nhóm ủy nhiệm để bảo vệ lợi ích của họ, tạo ra nguy cơ bùng nổ xung đột bạo lực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nội bộ Taliban chia rẽ trầm trọng