Cơn mưa lớn bất thường ngày 16.4 khiến thành phố Dubai chìm trong nước làm dấy lên nghi vấn liệu thảm họa mới nhất có phải do chương trình tạo mưa nhân tạo của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gây ra hay không?
Khoa học - công nghệ

Nỗ lực tạo mưa nhân tạo

Cẩm Bình 18/04/2024 14:42

Cơn mưa lớn bất thường ngày 16.4 khiến thành phố Dubai chìm trong nước làm dấy lên nghi vấn liệu thảm họa mới nhất có phải do chương trình tạo mưa nhân tạo của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gây ra hay không?

Trung tâm Khí tượng quốc gia UAE đã bác bỏ nghi vấn này. Dù cho triển khai công nghệ ngay trước lúc giông bão ập đến thì cũng khó tạo ra lượng mưa nhiều như vậy.

Nỗ lực tạo mưa nhân tạo đã được thực hiện suốt nhiều thập kỷ nhưng có rất ít bằng chứng thành công. Mặc dù vậy điều này không thể ngăn cản nhiều nước như UAE, Mỹ hay Trung Quốc cố gắng thay đổi thời tiết.

cong.jpg
Đường sá tại Dubai biến thành sông do mưa lớn - Ảnh: CNN

Công nghệ tạo mưa

Mây không tự nhiên hình thành mà cần hơi ẩm ngưng tụ. Trong một đám mây có hạt nhân ngưng tụ mà hơi ẩm có thể bám vào. Công nghệ sẽ bổ sung thêm hạt nhân ngưng tụ chẳng hạn như i-ốt bạc nhằm thúc đẩy tích tụ nhiều nước hoặc giọt băng hơn. Khi tích tụ đủ chúng trở nên nặng nề và rơi xuống dưới dạng mưa hoặc tuyết.

Rất khó xác định công nghệ nêu trên ảnh hưởng đến lượng mưa ra sao. Nỗ lực định lượng tính hiệu quả của công nghệ gặp nhiều thách thức. Nhà khoa học khí hậu Daniel Swain (Đại học California) cho biết: “Làm sao biết bao nhiêu lượng mưa là nhân tạo? Nếu không tạo mưa thì lượng mưa tự nhiên là bao nhiêu? Chúng ta không thể kiểm soát được lượng mưa thử nghiệm”.

Giới khoa học từng thử định lượng. Một nghiên cứu năm 2020 đăng trên Tạp chí PNAS (Mỹ) chỉ ra công nghệ tạo mưa đem lại lượng mưa nhiều hơn lượng mưa tự nhiên 10%. Tuy nhiên, hoài nghi vẫn còn đó.

Tác hại tiềm ẩn

Khi biến đổi khí hậu đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao, một số khu vực trên thế giới bắt đầu nóng và khô hơn. Công nghệ tạo mưa nổi lên như giải pháp cung cấp thêm nước cho nơi cần, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến nơi khác khô hạn hơn.

Giống bất cứ vật chất nào khác, nước không sinh ra hay mất đi mà chỉ được biến đổi giữa các dạng qua vòng tuần hoàn khép kín. Do đó, theo ông Swain: “Triển khai tạo mưa có thể là đang lấy trộm nước từ nơi khác. Ít nhất là ở tầm khu vực, nếu mưa rơi điểm này nhiều hơn thì điểm kế tiếp theo hướng gió sẽ khô hạn”.

Nguyên nhân gây mưa lớn bất thường

Mưa lớn bất thường trút xuống UAE, Oman, Iran khi một cơn bão lớn di chuyển qua bán đảo Ả Rập rồi tiến vào vịnh Oman. Bão mang theo hơi ẩm nhiệt đới đến khu vực.

Đây là một phần trong hiện tượng thời tiết cực đoan đã được dự báo trước đó nhiều ngày. Mưa xối xả sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi bầu khí quyển tiếp tục ấm lên, khiến nó hấp thụ hơi ẩm nhiều hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
28 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗ lực tạo mưa nhân tạo