Giáo sư Danielle Gilbert (Đại học Dartmouth) cho biết nhiệm vụ giải cứu các công dân Mỹ bị bắt cóc hoặc giam giữ do một đặc phái viên của Tổng thống phụ trách.

Những vụ trao đổi tù nhân nổi tiếng của Mỹ

Cẩm Bình | 13/12/2022, 14:00

Giáo sư Danielle Gilbert (Đại học Dartmouth) cho biết nhiệm vụ giải cứu các công dân Mỹ bị bắt cóc hoặc giam giữ do một đặc phái viên của Tổng thống phụ trách.

Một nhóm phản ứng quy tụ các nhà ngoại giao, điệp viên, cảnh sát - được thành lập sau cái chết của nhiều con tin bị tổ chức khủng bố IS bắt giữ (trong đó có nhà báo James Foley) - sẽ hỗ trợ việc này. Quyền quyết định trao đổi tù nhân thuộc về Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng.

Vụ trao đổi tù nhân đáng chú ý gần đây nhất diễn ra vào tuần trước: tay buôn vũ khí Nga Viktor Bout được trả tự do để đổi lấy ngôi sao bóng rổ nhà nghề Mỹ Brittney Griner.

Viktor Bout đang thụ án 25 năm tù với cáo buộc âm mưu giết công dân Mỹ và hỗ trợ các tổ chức khủng bố. Trong khi đó, Brittney Griner bị tuyên án 9 năm tù do bị phát hiện trong hành lý cá nhân có tinh dầu thuốc lá điện tử nguồn gốc cần sa.

nhuus.jpg
Tay buôn vũ khí Viktor Bout (trái) và ngôi sao bóng rổ nhà nghề Mỹ Brittney Griner - Ảnh: The Times

Hiện còn không ít công dân Mỹ bị bắt cóc hoặc giam giữ ở quốc gia khác. Việc trao đổi tù nhân sẽ còn tiếp tục.

Cầu Glienicke

Cầu Glienicke bắc qua sông Havel nổi tiếng với biệt danh “cầu gián điệp” vì là nơi diễn ra nhiều vụ trao đổi điệp viên giữa Liên Xô với Mỹ và Anh.

Vụ trao đổi lớn nhất diễn ra vào năm 1985: 3 công dân Liên Xô bị bắt giam ở phương Tây được thả để đổi lấy đặc vụ Ba Lan Marian Zacharski cùng 25 công dân Mỹ bị giam giữ ở Đông Đức và Ba Lan.

Đến năm 1986 lại có một vụ trao đổi đáng chú ý: Mỹ dùng vợ chồng điệp viên Tiệp Khắc Karl và Hana Koecher đổi lấy nhà hoạt động nhân quyền Anatoly Shcharansky cùng vài người khác.

Điệp viên Karl Koecher thâm nhập sâu vào Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và thu nhập nhiều thông tin quý giá. Người vợ là Hana dưới vỏ bọc người bán kim cương giữ vai trò liên lạc.

Trao đổi tù nhân Mỹ - Iran

Năm 2016, Mỹ ân xá 7 công dân Iran để đổi lấy 5 công dân Mỹ gồm nhà báo tờ The Washington Post Jason Rezaian, cựu trung sĩ thủy quân lục chiến Amir Hekmati, mục sư Saeed Abedini, các công dân Nosratollah Khosravi-Roodsari, Matthew Trevithick.

Nhà báo Jason Rezaian bị bắt năm 2014 với cáo buộc làm gián điệp. Ông bị nhốt trong buồng giam nhỏ không có đệm, nhập viện 3 lần do bệnh nhiễm trùng mắt và đùi mạn tính.

Trao đổi tù nhân để thúc đẩy du lịch

Quan chức Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Alan Gross ngồi tù 5 năm tại Cuba với cáo buộc gián điệp.

Đến năm 2014, Cuba trả tự do cho ông Gross để tạo điều kiện cải thiện thương mại và du lịch song phương. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nhân viên ngoại giao Canada, Giáo hoàng Francis hỗ trợ đàm phán trao đổi tù nhân. Phía Washington thả 3 công dân Cuba bị buộc tội gián điệp.

Đổi nhà khoa học lấy nhà báo

Nhà khoa học Liên Xô làm việc cho Liên Hợp Quốc Gennadi Zakharov bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ năm 1986. Ngay sau đó Cơ quan An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) bắt giữ nhà báo Mỹ Nicholas Daniloff.

Sau khi giới chức hai nước làm việc, nhà khoa học Zakharov và nhà báo Daniloff đều được thả mà không phải chịu cáo buộc gì.

Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những vụ trao đổi tù nhân nổi tiếng của Mỹ