Dữ liệu là tài nguyên mới, còn nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá.

Những tài nguyên mới và giải pháp đột phá trong phát triển Chính phủ số

Thu Anh | 15/06/2021, 18:30

Dữ liệu là tài nguyên mới, còn nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá.

Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15.6.2021 phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Nền tảng số - giải pháp đột phá

Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển Chính phủ điện tử; Chính phủ số đã bao hàm Chính phủ điện tử.

Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản là “4 không”, có khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó còn có thêm “4 có”, có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Theo chiến lược, dữ liệu là tài nguyên mới, cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu.

Trong khi đó, nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Nền tảng được tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngay dưới dạng dịch vụ thay vì phải tự đầu tư, tự vận hành.

Ngoài ra, thị trường trong nước đóng vai trò nuôi dưỡng, phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, từ đó vươn ra thế giới. Chính phủ chủ động điều phối, quy hoạch, triển khai các hoạt động mang tính định hướng, kiến tạo thị trường nhằm mục tiêu kép, vừa phát triển Chính phủ số vừa phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đa dạng về quy mô, hướng tới làm chủ, phát triển các công nghệ lõi, nền tảng mở phục vụ Chính phủ số, hình thành hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ Make in Vietnam.

Năm 2025 vào top 50 nước dẫn đầu

Tầm nhìn đặt ra là Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.

Cụ thể, Chiến lược đặt mục tiêu xếp hạng quốc gia của Việt Nam về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo đánh giá của Liên Hợp Quốc có sự thay đổi đột phá; trong đó đặt mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở.

Ngoài ra, mục tiêu đến năm 2025, đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước.

100% cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận lợi, trực tuyến với các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số…

Bài liên quan
Bộ TT-TT cam kết xây dựng Data Lake năm nay, làm nền tảng của Chính phủ số
Dữ liệu lớn từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều loại dữ liệu khác nhau, giúp chúng ta thêm tri thức...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những tài nguyên mới và giải pháp đột phá trong phát triển Chính phủ số