Ở một “cường quốc xe máy” như Việt Nam, xe ôm là nghề hết sức quen thuộc. Với sự hỗ trợ của công nghệ, vài năm nay, nghề này đã thay đổi chóng mặt. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với xe ôm truyền thống và đằng sau đó, những tài xế cũng gặp không ít gian nan khi hành nghề mà ít người biết được...

Những gian nan của nghề tài xế 'xe ôm công nghệ'

Trí Lâm | 03/06/2016, 05:23

Ở một “cường quốc xe máy” như Việt Nam, xe ôm là nghề hết sức quen thuộc. Với sự hỗ trợ của công nghệ, vài năm nay, nghề này đã thay đổi chóng mặt. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với xe ôm truyền thống và đằng sau đó, những tài xế cũng gặp không ít gian nan khi hành nghề mà ít người biết được...

Xe ôm công nghệ”

Mới xuất hiện vài năm gần đây, "xe ôm công nghệ" được tạm định nghĩa là một loại hình dịch vụ gọixethông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Hành khách chỉ việc cài ứng dụng, nhập địa điểm đi -đến, tự khắc sẽ có tài xếliên lạc và tới đón với giá tiền chuyến đihiện lên rõ ràng trước khi xuất phát.

Để trở thành một tài xế cần có xe máy và điện thoại thông minh (smartphone) cùng một số loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ như: Giấy đăng ký xe, bằng lái xe, sơ yếu lý lịch, sổhộ khẩu, giấy xác nhận tư pháp... Vì thủ tục đơn giản, không gò bó, không quản lý thời gian nên tài xế cũng rất đa dạng với nhiều thành phần và độ tuổi khác nhau.

Ứng dụng đặt xe

Đào Văn Dũng, sinh viên Đại họcBách khoa, là một tài xế của hãng GrabBike vàchạy xe ôm đã gần 3 tháng. Anh cho biết, mỗi ngày nếu chạy chăm chỉ có thể được khoảng 20 cuốc xe, còn bình thường thì khoảng trên dưới 10 chuyến. Thu nhập dao động khoảng 300 - 400 nghìn đồng/ngày.

Trong tổng số tiền thu được từ mỗi cuốc xe, tài xế hưởng 85% còn công ty hưởng 15% nhờ cung cấp dịch vụ đặt xe. Tuy nhiên, tài xế là người phải chịu chi phí xăng xe, điện thoại cũng như tự chịu trách nhiệm với mọi sự cố trên đường.

“Nói chung thu nhập cũng ổn và thoải mái vì không phải mời chào khách, không bị quản lý, mình thích chạy khi nào thì bật điện thoại lên chạy”,Dũng cho hay.

“Đe dọa” xe ôm truyền thống

Sự tiện dụng của "xe ôm công nghệ"hiện nay kéo theo tình trạng cạnh tranh khốc liệt với xe ôm truyền thống. Lý do chủ yếu là sự chênh lệch lớn về cước vận chuyển, về thái độ phục vụ cũng như độ tiện dụng, an toàn.

Hoàng Văn Tú là một khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ chạy xe thông qua ứng dụng công nghệ. Anh cho biếtmỗi khi đặtxe thìđều hiện lên rõ ràng thông tin của tài xế như gương mặt, biển số xe, số điện thoại, giá tiền… nên rất yên tâm, không lo bị chặt chém. Hơn nữa, giá cước của dịch vụ xe ôm này còn rẻ hơn nhiều so với xe ôm truyền thống nên anh Tú lựa chọn dịch vụ này.

Theo tài xế Đào Văn Dũng, không chỉ rẻ mà thái độ phục vụ của tài xế xe ôm công nghệ cũng hết sức nhẹ nhàng, thân thiện, lịch sự nên khách hàng cảm thấy thoải mái.

“Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ nên gọi xe cũng tương đối dễ. Xe ôm công nghệ lại có có thể đến đón khách tận nhà, tận ngõ trong khi muốn bắt xe ôm hay taxi truyền thống thì buộc phải ra chỗ họ đứng”,Dũng nói.

Xe ôm truyền thống "đói" khách - Ảnh: Trí Lâm

Thừa nhận thực tế này, anh Lê Văn Thanh, một tài xế xe ôm đứng tại Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm – Hà Nội) cho hay, khách hàng đi xe khoảng một năm trở lại đây giảm sút hẳn vì họ đặt "xe ôm công nghệ" hoặc đi taxi. Có những ngày xe ôm ở đây chỉ được vài chuyến chở khách,những khu vực ít sôi động hơn còn ít khách nữa.

“Chúng tôi cũng phải bon chen nhiều mới có có được chỗ đứng để hoạt động, nhiều nơi còn phải mua chỗ với giá rất cao nên giá cước cao hơn là bình thường. Vì đông xe ôm nên phải chèo kéo, tranh khách cũng là điều khó tránh khỏi, khu vực nào anh emxe ôm hòa thuận, nhìn nhau mà sống thì thoải mái hơn, đỡ phải tranh nhau”, anh Thanh cho hay.

Hiện nay, hình ảnh cánh xe ôm truyền thống ngồi vắt vẻo đọc báo, nằm ngủ dài trên yên xe hay ngồi đánh cờ tướng vỉa hè giải trí vìvắng khách không còn là chuyện hiếm.Đối tượng khách hàng của xe ôm truyền thống ngày càng bị thu hẹp, từ đó, không ít những xung đột, mẫu thuẫn giữa hai loại hình xe ôm này nảy sinh và người chịu trận không ai khác là những tài xế "xe ôm công nghệ".

Những nguy hiểm của tài xế "xe ôm công nghệ"

Dư luận mới đây xôn xao về việcnhiều tài xế của công ty Grab bị đánh đập đến đổ máu khi vào sân bay Tân Sơn Nhất đón khách. Những xe ôm truyền thống cho rằngbản thân họđã hoạt động tại sân bay lâu nay, không chấp nhận việc “xe lạ” vào sân bay đón khách, cạnh tranh. Dù công an có can thiệp nhưng đối mặt với những tài xế truyền thống nóng tính vẫn là nỗi ám ảnh của "xe ôm công nghệ".

Ở Hà Nội, tình trạng hành hung tài xế hiếm hơn nhưng không phải không xảy ra. Trong những lúc nghỉ ngơi đón khách, tình cờ gặp gỡ, phóng viên được nghe những tài xế xe ôm của GrabBike chia sẻ những lần bị hành hung của mình.

Phan Bá Hoàng, 23 tuổi, quê Nam Định,chạy xe ôm mới được một tháng, khi đến khu vực Ngã Tư Sở, đoạn gần khu đô thị Royal City thì bị một số xe ôm tại đây lại chửi mắng, dùng mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào người khiến anh phải chạyvội, mặt mày thâm tím. Từ đó, Hoàng không dám lại khu vực này hoạt động.

“Tôi nhìn vào những xe ôm truyền thống cứ có cảm giác họ không ưa gì chúng tôi. Có lần không thạo đường, lại hỏi một bác xe ôm thì bị bác ấy mắng cho. Từ đó, khi mang lô gô của xe ôm công nghệ trên người tôi không dám hỏi đường xe ôm nữa”, Hoàng nói.

Còn Đào Văn Dũng, chạy cho hãng xe Grab lại bị ám ảnh bởi những thành phần xấu như nghiện hút, trộm cắp, giang hồ… ngồi xe. Có lần chở khách đêm khuyanhưng khách không đưa đủ số tiền và còn lớn tiếng đe dọa, Dũngđành phải ngậm bồ hòn, ra về trong tức tối.

Tài xế đang chở khách - Ảnh: Trí Lâm

Ngoài ra, theo Dũng, tài xế nhiều khi còn phải chịu sự khó chịu từ chính công ty của mình. Dũng chạy cho Grab, những khoản tiền thưởng chuyển rất chậm và công ty cứ khất hết lần này đến lần khác khiến Dũng cũng như nhiều tài xế khác rất khó chịu, mất lòng tin và tài xế bỏ sang công ty khác rất nhiều.

Có nhiều trường hợp các tài xế "xe ôm công nghệ" bị lừa mất điện thoại hay ví tiền, đồ đạc cá nhân khi không đề phòng được khách ngồi sau. Kinh nghiệm của các tài xế là thấy thành phần nghi ngờ bất hảo là không chở, khi chở thìcất gọn đồ đạc.

“Tuyệt đối không cho khách mượn điện thoại gọi nhờ. Khi di chuyển liên tục chú ý khách hàng, đôi gương xe còn dùng để quan sát người đằng sau. Không nên chở những người đi xa vào giờ khuya hay người say xỉn. Nhiều đối tượng nhắm vào xe ôm kiểu này vì biết tài xế là sinh viên, dễ bắt nạt”, Dũng nói.

Không chỉ tài xế nam, nữ tài xế cũng hoạt động trong lĩnh vực này. Với nữ giới, ngoài sự vất vả về vấn đề sức khỏe thìđôi khi họcòn phải chịu những ánh nhìn, những lời nói, hành động không nghiêm túc từ khách hàng. Do đó, để vừa giữ được danh dự bản thân và vừa đảm bảo uy tín cho công ty, nhiều tài xế dù bực bội nhưng vẫn từ chối khéo.

Với sự tiện dụng của công nghệ hỗ trợ nên thu nhập từ nghề này cũng khá ổn định. Tuy nhiên, trước những nguy hiểm mà tài xế phải đối mặt như trường hợp lừa đảo, đánh đập... thìrất cần sự chung tay giải quyết của cơ quan chức năng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những gian nan của nghề tài xế 'xe ôm công nghệ'