Những giấc mơ phương Đông”, cuộc triển lãm ghi lại quá trình đam mê của Yves Saint Laurent đối với vùng Viễn Đông, đã mở cửa ở Paris. Blogger thời trang Anh Susie Lau đã thảo luận về lằn ranh giữa sự tôn vinh và chiếm đoạt.

Những giấc mơ phương Đông của Saint Laurent: “Khi am hiểu văn hóa, bạn không thể sai lầm”

22/11/2018, 10:32

Những giấc mơ phương Đông”, cuộc triển lãm ghi lại quá trình đam mê của Yves Saint Laurent đối với vùng Viễn Đông, đã mở cửa ở Paris. Blogger thời trang Anh Susie Lau đã thảo luận về lằn ranh giữa sự tôn vinh và chiếm đoạt.

Mùa thu năm 1977, sau khi thành công với các bộ sưu tập ấn tượng được lấy cảm hứng bởi đoàn ba lê Ballets Russes và những người đấu bò Tây Ban Nha, Yves Saint Laurent trình làng bộ sưu tập được đánh giá cao “Les Chinoises” (Những người Trung Quốc). Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ Trung Quốc, đất nước mà ông chưa bao giờ đặt chân đến ở thời điểm đó. Nó cũng trùng hợp với việc cho ra mắt nước hoa nổi tiếng Opium (Thuốc phiện) của Yves Saint Laurent. Đây là điểm khởi đầu đối với Yves Saint Laurent: “Những giấc mơ phương Đông”, một cuộc triển lãm nhỏ đã mở cửa tại Bảo tàng Yves Saint Laurent ở Paris (từ ngày 2.10.2018 đến ngày 27.1.2019).

Yves Saint Laurent trong căn hộ trên đường Babylone ở Paris năm 1977

Toàn bộ bộ sưu tập “Những người Trung Quốc” có ảnh hưởng sâu xa này, cũng như các ví dụ giới thiệu châu Á – hoặc nói một cách cụ thể hơn là về Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, quốc gia khơi gợi nguồn cảm hứng đối với nhà thiết kế thời trang cao cấp Pháp, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Người xem "nhấn chìm" vào không gian trưng bày những trang phục xa hoa trong bộ sưu tập “Những người Trung Quốc” cùng các phụ kiện mang hơi hướng châu Á, nhằm khẳng định Saint Laurent là người am hiểu các nền văn hóa mà ông tôn vinh, Aurélie Samuel, người phụ trách triển lãm giải thích.

Bên trong triển lãm “Những giấc mơ phương Đông” của Yves Saint Laurent

“Ông ấy hiểu văn hóa, lịch sử, và các món đồ - đôi khi nó là mô típ hoặc sự mô phỏng phom dáng cũng truyền cảm hứng cho ông. Ví dụ, ông thấy rõ sự khác biệt giữa trang phục người Hán và Mãn Châu”. Điều này thể hiện rõ ràng trong các chi tiết, ví dụ như gấm thêu của áo khoác màu vàng trang trí lông làm đúng theo họa tiết của chiếc bình sứ màu ngọc bích triều đại nhà Hán hoặc hình dáng của chiếc bình sứ màu xanh dương và trắng thời Minh lặp lại trong một chiếc áo sườn xám thêu năm 1983.

Ở một không gian khách, phía trên là triển lãm trang phục Ấn Độ, Samuel sôi nổi đề cao bản chất nổi loạn của phương pháp ngoại suy trong các nền văn hóa của Saint Laurent. Ví dụ như ông cho phụ nữ mặc những chiếc đầm phối với khăn turban trang trí ngọc ở giữa khăn của hoàng tử nhà Mughal. Theo truyền thống, đây là trang phục của những người đàn ông quyền lực, Saint Laurent đã tái tạo ngữ cảnh cho áo đầm truyền thống và vì thế trao quyền cho phụ nữ.

Khu vực triển lãm thời trang Ấn Độ

“Tôi tiếp cận các đất nước qua những giấc mơ”, Saint Laurent từng thổ lộ và đây là thái độ của giới thời trang cao cấp hồi năm ngoái khi cảm thấy hơi nặng nề trong cuộc đối thoại gây bão trên truyền thông xã hội ngày nay, nơi mà nguy cơ chiếm đoạt văn hóa có vấn đề mà chỉ có mỗi Diet Prada (chuyên gia vạch trần thiết kế sao chép) kêu gọi cần phải tẩy chay trên Instagram. Tái tạo chính xác một bộ trang phục không thuộc về nền văn hóa của bạn và bạn đang chiếm đoạt một cách sai trái, nhưng thể hiện nền văn hóa đó một cách tự do, như Saint Laurent từng làm, bạn có thể bị kết tội vì sự giả mạo.

Khi nhắc đến chuyện vay mượn các mô típ Trung Quốc hoặc những bộ kimono Nhật Bản trong thời trang, Saint Laurent không phải là cá biệt, khi được chứng minh trong cuộc triển lãm rất thành công năm 2015 mang tên “China: Through the Looking Glass” (Trung Quốc qua lăng kính kiếm tìm). Triển lãm xoay quanh các nhà thiết kế phương Tây và cách thể hiện của họ về thẩm mỹ Trung Quốc. Kết quả là những chiếc áo đầm hình rồng nhà Thanh, những cái cổ áo đứng và hẹp, những chiếc sườn xám được khoác trên người diễn viên Trương Mạn Ngọc trong bộ phim In the Mood for Love (Tâm trạng khi yêu) và những họa tiết bình sứ màu xanh biển và trắng thời nhà Minh tạo nên từ vựng chính thống về những thứ người ta nhận ra là thời trang “Trung Quốc”. Nhưng Samuel tranh luận rằng những việc Saint Laurent làm không liên quan đến sự chiếm đoạt. “Ông ấy không muốn sao chép Trung Quốc. Ông ấy muốn tìm thấy tinh thần của nền văn hóa và nó là tài sản kế thừa và cái để tỏ lòng tôn kính cho những nền văn hóa này”.

Một bộ trang phục trong bộ sưu tập thời trang cao cấp năm 1994 của Yves Saint Laurent

Không phủ nhận nét đẹp thuần khiết của những bộ quần áo của Saint Laurent trong triển lãm, cũng như cách kể chuyện thật thà về nguồn tài liệu cảm hứng của ông, nhưng khi đi ngang các hình ảnh minh họa cho nước hoa Opium của YSL, được trình làng năm 1977, với từng nhân vật đội mũ rơm và bạn có thể phải ngã mũ trong bối cảnh mà Saint Laurent làm việc.

Trong những năm gần đây, các nhà thiết kế đã bắt đầu hiểu các chi tiết phức tạp của tính "vay mượn" văn hóa và tránh xa các cách “ca tụng” công khai các nền văn hóa châu Á trên quy mô lớn. Đặc biệt khi Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ không còn là các thực thể xa xôi hoang đường nữa, mà là các cường quốc kinh tế đang sản sinh các nhà thiết kế bản địa những người đang tạo nên một bản sắc mới trong thời trang do người châu Á sáng tác. Vì thế, khán giả hiện đại sẽ có ấn tượng gì với bộ sưu tập “Những người Trung Quốc” của Saint Laurent nếu nó được giới thiệu ngày nay?

Những hình ảnh minh họa quy trình thiết kế nước hoa Opium của Saint Laurent

“Tôi nghĩ rằng họ sẽ nhìn nhận ông am hiểu nền văn hóa”, Samuel trình bày. “Saint Laurent là người có văn hóa và có giáo dục – khi bạn am hiểu một nền văn hóa, bạn không thể phạm sai lầm. Nếu chỉ tiếp cận mỹ thuật, bạn có thể mắc lỗi”.

Mê Linh - Ảnh: Internet

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những giấc mơ phương Đông của Saint Laurent: “Khi am hiểu văn hóa, bạn không thể sai lầm”