Hãng AP ghi nhận trong 2 năm Taliban tái nắm quyền, người dân Afghanistan - đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái - phải chịu nhiều hạn chế hơn.

Những cột mốc trong 2 năm Taliban tái nắm quyền tại Afghanistan

Cẩm Bình | 15/08/2023, 17:05

Hãng AP ghi nhận trong 2 năm Taliban tái nắm quyền, người dân Afghanistan - đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái - phải chịu nhiều hạn chế hơn.

Ngày 15.8.2021, Taliban tiến vào thủ đô Kabul khi Tổng thống Ashraf Ghani được phương Tây hậu thuẫn chạy trốn khỏi đất nước.

taliban.jpg
Taliban tiến về Kabul bằng một đợt tiến quân thần tốc - Ảnh: AP

11 ngày sau, một số đối tượng đánh bom liều chết cùng tay súng của tổ chức khủng bố IS giết hơn 170 người Afghanistan và 13 lính Mỹ trong một cuộc tấn công vào đám đông đang cố gắng sơ tán tại sân bay Kabul.

Ngày 23.3.2022 – ngày các trường trung học khai giảng, Taliban đảo ngược cam kết cho phép trẻ em gái đến trường. Những bé gái đến lớp ngày đầu tiên bị yêu cầu trở về nhà.

Ngày 7.5.2022, Taliban ban hành lệnh phụ nữ ở nơi công cộng phải mặc áo choàng kín và che mặt chỉ lộ mắt, đồng thời khuyến nghị họ nên ở nhà trừ phi có công việc quan trọng.

nhtaliban.jpg
Phụ nữ ở nơi công cộng phải mặc áo choàng kín và che mặt chỉ lộ mắt - Ảnh: AP

Ngày 22.6.2022, miền đông Afghanistan hứng chịu trận động đất mạnh khiến hơn 1.100 người thiệt mạng. Taliban rất vất vả trong nỗ lực giải cứu vì thiếu nguồn lực và đất nước lâu nay phụ thuộc vào các nhóm viện trợ.

Ngày 31.7.2022, Mỹ triển khai máy bay không người lái (UAV) tấn công một ngôi nhà ở Kabul, tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức al Qaeda Ayman al-Zawahiri. Washington cáo buộc Taliban vi phạm Thỏa thuận Doha đạt được giữa hai bên khi che giấu đối tượng này.

Ngày 5.9.2022, IS thực hiện đánh bom liều chết khiến 2 nhân viên Đại sứ quán Nga tại Kabul thiệt mạng. Nga nằm trong số ít quốc gia có đại sứ quán còn duy trì hoạt động. Cuối tháng lại có thêm một vụ tương tự ở khu vực người Hồi giáo Shiite, giết chết hàng chục người.

taliban1.jpg
Afghanistan hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố thực hiện bởi IS từ sau khi Taliban tái nắm quyền - Ảnh: AP

Ngày 10.11.2022, lệnh cấm phụ nữ đến phòng tập thể dục và công viên có hiệu lực. Taliban tuyên bố sở dĩ ban hành lệnh này là vì rất nhiều trường hợp không tuân thủ quy định phân biệt giới tính hoặc không che kín khi ra đường.

Ngày 20.11.2022, Taliban đánh roi 19 người trong đó có trường hợp ngoại tình. Đây là lần đánh roi công khai đầu tiên từ khi tổ chức này tái nắm quyền.

Ngày 8.12.2022, Taliban tiến hành vụ hành quyết công khai đầu tiên. Đối tượng bị hành quyết phạm tội giết người.

Ngày 21.12.2022, Taliban cấm phụ nữ học đại học, đến 3 ngày sau lại ra lệnh cấm không cho họ làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.

Ngày 9.3.2023, Liên Hợp Quốc xác định Afghanistan là quốc gia áp bức phụ nữ và trẻ em gái nhất thế giới, tước bỏ hầu hết quyền cơ bản của họ.

Ngày 10.4.2023, Liên Hợp Quốc cảnh báo các hoạt động của Taliban bị thiếu kinh phí trầm trọng, Afghanistan đang chìm trong khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới.

Ngày 4.7.2023, Taliban ra lệnh đóng cửa tất cả thẩm mỹ viện vì cung cấp dịch vụ không phù hợp với Hồi giáo chẳng hạn như tạo hình lông mày. Quyết định này ảnh hưởng đến khoảng 60.000 nữ doanh nhân cũng như làm giảm thêm số địa điểm mà phụ nữ có thể gặp gỡ.

Ngày 19.7.2023, Taliban dùng súng điện, vòi rồng phun nước, bắn chỉ thiên giải tán đám đông biểu tình phản đối lệnh đóng cửa thẩm mỹ viện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những cột mốc trong 2 năm Taliban tái nắm quyền tại Afghanistan