Ở Sài Gòn nạn cướp giật hoành hành và đường xá luôn đông đúc xe cộ, song nhiều người vẫn muốn gắn bó với mảnh đất này và khi đi xa thì nhớ nhung. Ngoài chuyện dễ sống và dễ kiếm việc làm, có những lý do khác để nhiều người muốn ở Sài Gòn hơn Hà Nội.
>>Bạn gái đòi dâng hiến khi chia tay, thanh niên bỏ xe chạy làng
>>Vụ phát hiện vợ ngoại tình tại nhà bất ngờ nhất
>> Yêu râu xanh lột áo chip của chân dài trong thang máy
>>Mất bạn gái vì chuông điện thoại chửi thề
>>Trai Việt giả tình báo Mỹ lừa tình và tiền nhiều thiếu nữ
>>Công Phượng trốn bầu Đức đi cổ vũ SLNA, Ronaldo làm Arsenal khóc hận
>>Dwayne Johnson hôn bạn gái cũ, Ronaldo khóc nức nở
Ở Sài Gòn, có lẽ người dân đã quá quen thuộc với những biển hiệu đầy ắp tình người. Tấm biển bơm, vá, sửa xe miễn phí cho người khuyết tật được chụp tại góc đường giao giữa Cống Quỳnh và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), gần bệnh viện Từ Dũ, làm chúng ta ấm lòng.
Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi.
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng,… nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường.
Tấm bảng hướng dẫn đường đến bệnh viên Từ Dũ rất chi tiết cụ thể. Thay vì phải hỏi đường, chỉ cần nhìn vào chỉ dẫn kia du khách hoặc người từ nơi xa đến có thể dễ dàng tìm được đường đi mà không cần phải băn khoăn.
Ông Nam Đồng, người sáng lập chuỗi quán cơm Nụ Cười giá 2000 đồng/đĩa chia sẻ: “Lòng nhân ái của nhân dân TP.HCM lớn lắm và vượt qua tưởng tượng của chúng ta. Người giàu, người có tiền cũng như người nghèo đều có ý muốn chia sẻ khó khăn với người nghèo cả. Chúng ta không kinh doanh gì cả. Thậm chí có người tới ủng hộ 3000 đồng, có người đưa 5000 đồng và khỏi thối, có người lại cho chai nước tương. Có ba osin tới ăn cơm và ủng hộ một chai nước tương. Những hình ảnh đó tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lớn lắm. Chúng tôi rất trân trọng và xúc động trước những con người đó”.
Bên cạnh đó, những chuyện nhỏ nhặt đến mức không ai để ý mà anh Đàm Hà Phú liệt kê dưới đây làm nhiều người thêm yêu Sài Gòn hơn.
1. Ở Sài Gòn, thường khi dừng đèn đỏ ngã tư, nếu trời nắng thì người ta sẽ dừng ở bóng cây gần nhất, cho dù cái chỗ dừng xe cách đèn đỏ chừng chục mét, mà không ai thấy phiền. Xe sau nối xe trước, chen chúc trong cái bóng mát nhỏ nhoi để chờ lao tiếp vào dòng người khi đèn xanh bật sáng, trong ầm ĩ tiếng động cơ phố xá.
2. Ở Sài Gòn, khi đừng đèn đỏ, nếu đường không quá đông, người ta vẫn luôn chừa một lối nhỏ ngay bên phải sát lề, để dành cho những chiếc xe máy quẹo phải. Nếu quên chừa thì người cần quẹo cứ nhích tới xin, hoặc một người khác tự động nhắc, bà con xích qua chút cho người ta quẹo phải. Chỉ vậy thôi, chút nhường nhịn giữa phố phường lộn xộn, hổng ai nhớ, không ai làm ơn cho ai cũng không ai cần luật lệ làm chi, chỉ là một thứ vô hình, mà người ta hay gọi là… biết điều.
3. Ở Sài Gòn, khi đi ngoài đường lỡ làm rớt món đồ nào đó (cái nón, cái áo, cái mạng che mặt, cái cặp sách…) hay mấy anh chở hàng làm rớt bịch hàng, nếu sợ xe khác cán phải món đồ thì chỉ cần dừng lại, quay đầu nhìn về hướng món đồ mình làm rớt, rồi lát tự động có người đi sau lượm đưa lại, đôi khi đưa tận tay. Cũng có khi vội vã người ta lấy cái chun móc món đồ lên, chạy tới rồi đá qua cho bạn, y như làm xiếc. Cũng có khi bạn làm rớt mà không biết, người ta cứ lượm, rồi lạch đạch chạy theo để đưa cho bạn. Nhiều khi món đồ không bao nhiêu nhưng mà bạn vui. Vậy rồi người ta cũng tất tả đi, không kịp nhìn mặt bạn để nhận một nụ cười, một tiếng cảm ơn.
4. Ở Sài Gòn, thường giữ xe miền phí ở mấy quán cà phê, quán ăn, quán nhậu… Miễn phí là không thu tiền giữ xe, dĩ nhiên không phải ở đâu cũng miễn phí, nhưng mà Sài Gòn miễn phí có tặng kèm nụ cười. Mấy anh bảo vệ giữ xe quán thường dễ thương. Bạn chỉ cần chạy xe tới quán, đá chân chống rút chìa khóa cầm thẻ rồi cứ vậy lững thững vô quán. Anh bảo vệ sẽ tự động dắt xe bạn, xếp vô hàng, khéo léo để không làm trầy xe bạn. Nếu trời nắng, anh kiếm tấm bìa che lên yên xe, trời mưa thì anh phủ bạt cho khỏi ướt, mà rủi có ướt, lát nữa dắt xe ra anh sẽ lau khô cho bạn.
Lúc bạn lục đục tính tiền thì anh bảo vệ đã đẩy xe bạn ra khỏi hàng, cầm cái đuôi xe vừa cười vừa hỏi: “Anh hai đi hướng nào để em dẫn”. Bạn hất mặt hướng nào thì anh sẽ dẫn xe ra hướng đó. Bạn đưa thẻ và đi, có dư tiền lẻ thì cho anh năm ba ngàn. Không thì thôi, hổng sao, có khi bạn cho người ta còn hổng dám nhận, vẫn tiễn khách vui vẻ. Anh bảo vệ kiêm dẫn xe đó, lương cũng năm ba triệu, đứng ngoài nắng ngoài mưa, có cười một trăm lần một ngày, có dẫn mấy chục chiếc xe cũng không thêm mấy đồng bạc.
5. Ở Sài Gòn, mấy người đi xe máy chở hàng nặng hay cồng kềnh, thường chở yên sau cột bằng dây. Đa phần là xe ôm làm thêm việc giao hàng hoặc mấy anh chuyên lấy hàng ơ chợ đầu mối, nhiều khi đi lặc lè ngoài đường mà có tới mấy chục người theo nhắc: “Em ơi, tuột dây kìa; “Ê sao nó nghiêng bên này dữ vậy mày?”; “Anh ơi, coi chừng rớt cái bịch bên này”;… Nếu như rủi mà có tuột dây, có rớt hàng thì tự động người ta dừng lại, khiêng lên xe phụ, tấp vô lề cột lại giúp… chớ một mình anh giao hàng sao làm được. Vì vậy, người đi giao hàng ở Sài Gòn thường không sợ chở hàng nhiều, không sợ đi một mình, bởi có gì nhờ bà con người ta phụ.
>>Những nữ tù nhân xinh như hoa gây xôn xao >>Hồ Quang Hiếu hôn cô gái xinh xắn trên sóng VTV
>>Ngắm nữ DJ chơi nhạc cho Sơn Tùng M-TP ở The Remix
>>Khi bạn gái là diễn viên phim khiêu dâm >>Clip chặn xe CSGT, đòi lại giấy tờ bị phạt
>>Con cá Tôn Ngộ Không cưa bằng dao không đứt
>>Bắt chước cô Kim siêu vòng 3, thiếu nữ Việt bị ‘ném đá’
>>Clip thanh niên ‘sàm sỡ’ Hari Won trên sân khấu
>>Đang ‘mây mưa’ trên ô tô thì bị say xe
>>Tâm sự của cô bé 10X ăn chơi thả ga, hút shisha và thuốc lá
Nhân Hoàng (tổng hợp)