Chắc mọi người đã nhận thấy quá nhiều sự kiện vào những ngày qua trên thế giới. Dường như những vấn đề quá lớn đã, đang xảy ra chưa có điểm dừng.

Nhìn lại thế giới đầy biến động những ngày qua

Nguyễn Văn Lạng | 13/07/2022, 09:11

Chắc mọi người đã nhận thấy quá nhiều sự kiện vào những ngày qua trên thế giới. Dường như những vấn đề quá lớn đã, đang xảy ra chưa có điểm dừng.

Đại dịch COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) vẫn chưa được ngăn chặn mặc dù WHO và các quốc gia đã có không biết bao nhiêu chiến lược, giải pháp. Chưa có loại dịch nào mà tiêm vắc xin tới 3 mũi vẫn không an tâm và còn được khuyến cáo tiêm nhắc lại nữa. Trong lịch sử dịch tễ y tế dự phòng chưa bao giờ như vậy. Lúc này cảnh báo nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, CHND Triều Tiên… dịch bùng phát mạnh, cụ thể có nơi đang hơn 200.000 ca/ngày. Vẫn không có thuốc và phác đồ điều trị dứt hoặc hữu hiệu mà vẫn đang chỉ điều trị triệu chứng. Thế giới hoảng loạn và chia rẽ. Khủng hoảng kinh tế xã hội chính trị do COVID-19. Có lẽ đây là thảm họa do dịch bệnh tiêu tốn nhiều công sức và thiệt hại tiền của, con người lớn bậc nhất, chỉ sau thế chiến thứ 2.

Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra từ ngày 24.2 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Chiến tranh khu vực của hai quốc gia đã từng cùng một thể chế xô viết, cùng liên bang CCCP, cùng nguồn gốc Nga cổ Kyiv…, một thời như anh em, gần như đã thành cuộc chiến tranh giữa Nga và NATO, tiếp tục kéo dài chưa có hồi kết. Cục diện chiến tranh đã rõ. Ukraine mất hết khả năng không quân, hải quân, lục quân và mất quá nhiều binh lính, sĩ quan… Ngoài ra, hơn 8 triệu người đã rời bỏ đất nước tới các nước châu Âu tạo gánh nặng kinh tế, nhân đạo cho “lục địa già”. Tổng thống Zelensky đã cách chức nhiều tướng lĩnh và hàng loạt đại sứ ở Ấn Độ, Đức, Hungary, Czech, Na Uy mà không nêu rõ lý do.

Nhưng hậu quả chiến tranh thì đã rõ. Trật tự địa chính tri, quân sự, kinh tế, tiền tệ thay đổi. Thời kỳ đơn cực đã chấm dứt. Châu Âu và phương Tây chia rẽ. Hình thành các khối kinh tế chính trị mới. Các liên minh như EU, NATO chia rẽ và thay đổi. Các khối G7, G20… cũng đã có dấu hiệu mờ nhạt do những tham vọng không thành của nước thành viên. Cạnh tranh Mỹ - Trung giành ngôi đệ nhất siêu cường càng khốc liệt. Nhóm BRICS với 5 nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil mạnh lên quá với 3,2 tỉ người và GDP tới 23,5 nghìn tỉ USD. Sẽ có thêm Iran và Argentina vừa nộp đơn gia nhập tháng trước.

Nhóm bộ tứ không mặn mà lắm. Xung đột Nga - Ukraine làm cho Nga - Trung gắn kết hơn, Nga - Ấn Độ mặn mà hơn… Trên mặt trận truyền thông đã bớt nóng khi mọi thứ diễn biến không lường được và có vẻ như ngược lại với thực tế. Khoảng 7.000 lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây làm Nga điêu đứng nhưng cũng làm Mỹ và đồng minh, nhất là Liên minh châu Âu, vật vã chẳng kém. Nếu Nga cắt hoàn toàn khí đốt vào mùa đông với các quốc gia châu Âu không thân thiện với Nga thì có thể hình dung điều ghê gớm gì sẽ xảy ra. Ngư ông đắc lợi, Trung Quốc, Ấn Độ… kiếm được bạc tỉ khi mua dầu của Nga giá rẻ do chiến tranh. Nga vẫn thu hàng trăm tỉ USD năm nay từ bán xăng dầu cũng như khoáng sản, lương thực.

Đồng rúp của Nga, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng rupee của Ấn Độ lên giá. Kinh tế Mỹ đi xuống, lạm phát 8,6%, giá sinh hoạt lên cao chưa từng thấy và bao sự cố xảy ra đã gân nên sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ. Châu Âu đang vào thời kỳ tiền suy thoái và đầy bất trắc chính trị cũng như chia rẽ.

Ở nước Mỹ, cuộc bầu cử quốc hội sắp tới chắc sẽ còn biến động, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống già nua Biden có thể xuống thấp nhất. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov phải từ chức… Thủ tướng và chính phủ nhiều nước phương Tây cũng đang đứng ngồi không yên. Nước Pháp sau bầu cử tổng thống, nhất là bầu cử lưỡng viện mới đây ít ngày tình hình chính trị vẫn không yên: vai trò, uy tín và quyền lực của ông Macron đang bị đe dọa. Dân Ý đang xuống đường yêu cầu nhà lãnh đạo từ chức. Tình hình Uzbekistan cũng rất căng thẳng và nóng bỏng. Tổng thống Sri Lanka, ông Gotabaya Jarapaksa chạy khỏi dinh thự sáng 9.7, và bỏ trốn ra nước ngoài sáng sớm nay 13.7 do dân biểu tình phản đối chính phủ, tràn vào dinh Tổng thống với lý do chính phủ để họ đói khổ, mà nguyên nhân chính là chính sách kinh tế sụp đổ, vỡ nợ do vay nước ngoài (Ấn Độ và Trung Quốc). Lưu ý rằng, ở nước này, 5 tháng trước thủ tướng, là anh trai của tổng thống đã phải từ chức.

Còn nhiều lắm những sự kiện nóng. Súng vẫn nổ ở nhiều vùng chiến tranh, và ngay cả các trường học… Hôm 8.7, cựu Thủ tướng Abe Shinzo, người tại vị ở chức vụ này lâu nhất, người nổi danh nhất Nhật Bản bị ám sát. Ông đã ra đi trong sự ngậm ngùi thương tiếc của nhân dân Nhật và toàn thế giới.

Nguy cơ xung đột đang tiềm ẩn ở nhiều nơi, nhất là khu vực Biển Đông, Trung Đông, Triều Tiên - Hàn Quốc… Biên giới giữa nhiều quốc gia căng thẳng. Những sự giành giật về năng lượng, nguồn nước, tài chính tiền tệ, vàng, khoáng sản, lương thực thực phẩm… Không hiểu điều gì sẽ tiếp theo?

Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine cũng như những cuộc xung đột sẽ phải kết thúc. Hậu quả nhân dân chịu hết. Thế giới sẽ chứng kiến những sự thay đổi cực kỳ lớn trên mọi phương diện.

Tôi luôn phản đối mọi cuộc chiến tranh trên cơ sở quan sát thực tế và yếu tố nhân đạo. Chỉ mong sao thế giới hòa bình, con người được hạnh phúc!

TS Nguyễn Văn Lạng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắk

Bài liên quan
Khánh thành hồ bơi cộng đồng cho trường tiểu học sau bài viết của Một Thế Giới
Quỹ Phát triển Tài năng Việt – Nutifood và Công ty cà phê Ông Bầu đã tài trợ một hồ bơi cộng đồng cho Trường tiểu học Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), sau bài viết "Những thầy giáo miệt vườn mở lớp dạy bơi miễn phí" của Một Thế Giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn lại thế giới đầy biến động những ngày qua