Nhiều đại biểu cho rằng hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. Nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nhiều tố cáo sai phạm của cán bộ qua mạng xã hội, góp phần chống tham nhũng

Trí Lâm | 24/05/2018, 10:51

Nhiều đại biểu cho rằng hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. Nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Theo báo cáo giải trình về Luật Tố cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại...

Nhiều đại biểu cho rằng, lý do làhiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến, nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Mặt khác,thực tiễn cho thấy, dù tố cáo được thể hiện dưới hình thức nào thì trong giai đoạn xử lý ban đầu thông tin tố cáo, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng đều phải xác định rõ được họ tên, địa chỉ của người tố cáo, nội dung tố cáo phải có cơ sở để xác minh, kết luận thì mới có căn cứ để quyết định thụ lý giải quyết tố cáo.

Một số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, bởi việc quy định thêm các hình thức tố cáo mới như tố cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm đối với những người tố cáo sai sự thật.

Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý.Tuy nhiên, hiện tại dự thảo luật đang được xây dựng theo hướng mở rộng các hình thức tố cáo như fax, email, điện thoại...

Dự thảo luật cũng không quy định về thời hiệu tố cáo. Khi nhận được đơn tố cáo, căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ không có trách nhiệm thụ lý giải quyết khi thời hiệu xử lý vi phạm đã hết. Đây cũng là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, người tố cáo có thể rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo kết luận nội dung tố cáo.

Trường hợp rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết.

Người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình.

Nếu người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu làm cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thụ lý tố cáo hoặc không giải quyết lại vụ việc tố cáo tiếp.

Về bảo vệ người tố cáo, UBTVQH đề nghị không nên thu hẹp đối tượng bảo vệ và nội dung bảo vệ nhằm khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo và thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ người tố cáo.

Theo đó, người được bảo vệ bao gồm người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

Bên cạnh đó, thông tin cá nhân của người tố cáo được bảo vệ bí mật, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ. Khi có căn cứ về việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, cơ quan có có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

Trường hợp cơ quan không có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhận được tố cáo thì có trách nhiệm chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho người gửi tố cáo biết để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm khắc phục việc tố cáo chồng chéo, vượt cấp hiện nay.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định “Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, xác minh nội dung và kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị và chuyển các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết tố cáo đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công” để nâng cao vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc giải quyết tố cáo.

UBTVQH nhận thấy nếu giao Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ này là quá rộng và không khả thi, vì việc này thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau mà Kiểm toán nhà nước sẽ không đủ điều kiện thẩm tra, xác minh, kết luận nội dung tố cáo.

Có ý kiến đề nghị bỏ quy định văn bản tố cáo phải ghi “số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người tố cáo” hoặc làm rõ trường hợp thiếu một hoặc một số thông tin yêu cầu thì có tiếp nhận, thụ lý hay không, cách thức xử lý trong trường hợp này như thế nào.

UBTVQH cho biết sẽ chỉnh lý nội dung này theo hướng tố cáo phải rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo để tạo thuận lợi trong việc xác minh nội dung tố cáo, định danh người tố cáo như đã thể hiện tại Điều 23 của dự thảo luật.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều tố cáo sai phạm của cán bộ qua mạng xã hội, góp phần chống tham nhũng