Bắt đầu từ ngày 7.9, 100% hoạt động vận tải đi từ, đến Đà Nẵng được mở cửa trở lại. Tuy nhiên tới thời điểm này, nhiều địa phương vẫn còn áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người về từ Đà Nẵng khiến doanh nghiệp vận chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn.

Nhiều nơi vẫn cách ly người về từ Đà Nẵng, doanh nghiệp vận tải cầu cứu

Mỹ An | 11/09/2020, 12:16

Bắt đầu từ ngày 7.9, 100% hoạt động vận tải đi từ, đến Đà Nẵng được mở cửa trở lại. Tuy nhiên tới thời điểm này, nhiều địa phương vẫn còn áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người về từ Đà Nẵng khiến doanh nghiệp vận chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn.

Sáng 11.9, theo ghi nhận tại Bến xe trung tâm TP.Đà Nẵng, lượng khách, lượt xe ra vào bến khá khiêm tốn. Tình trạng này kéo dài từ ngày 7.9 đến nay, Thời điểm nhiều nhất cũng chỉ vài chục khách. Trong nhà chờ, nhiều hành khách đắn đo liệu có bị cách ly khi từ Đà Nẵng trở về.

Xe xuất bến chưa đạt 1% so với ngày thường

Vừa đặt đã hủy vé, chị L.T.T (28 tuổi, trú huyện Phù Cát, Bình Định) cho biết ngay khi nghe tin xe khách được chạy lại, chị lập tức đặt vé về Bình Định để thăm bố mẹ. Tuy nhiên, khi hay tin người từ Đà Nẵng về Bình Định sẽ phải cách ly y tế, chị quyết định hủy vé xe, ở lại Đà Nẵng.

Tương tự, những ngày này, hơn 80 đầu xe buýt Huế - Đà Nẵng cũng sẵn sàng hoạt động nhưng vẫn không thể đón được khách do tỉnh Thừa Thiên-Huế cách ly đối với người về từ Đà Nẵng.

Nhà chờ bến xe Đà Nẵng trong cảnh vắng khách - Ảnh: Mỹ An

Ông Võ Phi Cường chủ xe buýt cho hay các đầu xe buýt biển số Thừa Thiên-Huế vẫn chưa hoạt động dù đã sẵn sàng từ lâu. Khách sợ bị cách ly nên không lên xe, còn các đầu xe buýt biển số Đà Nẵng khi ra đến chốt kiểm soát dịch tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tình Thừa Thiên-Huế) cũng phải quay đầu về vì khách không chịu đi tiếp, cũng vì sợ cách ly.

Ông Phạm Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phầnVận tải và quản lý bến xe Đà Nẵng cho biết từ ngày 7.9 đến nay, mỗi ngày chỉ có khoảng 15 đầu xe xuất bến. Chưa đạt 1% so với ngày thường (hơn 300 đầu xe xuất bến) khiến cả các đơn vị vận tải, cũng như bến xe gặp khó.

Theo ông Lợi, việc phòng dịch nghiêm ngặt cho hành khách, nhân viên trên xe là cần thiết nhưng vẫn còn nhiều bất nhất giữa các địa phương khiến “mục tiêu kép” vừa phòngchống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội chưa đạt hiệu quả tối đa.

“Việc yêu cầu người dân xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 là rất khó, người nghèo lấy đâu ra tiền triệu mà xét nghiệm. Việc này cần cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc, thực hiện đồng bộ để giúp doanh nghiệpvận tải ổn định, phát triển”, ông Lợi nói.

Cần nhất quán chuyệncách ly người từ Đà Nẵng

Hiện nay, nhiều tỉnh thành vẫn còn thực hiện biện pháp cách ly với những người về từ Đà Nẵng như Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Cần Thơ…

Lượng xe khách xuất bến đạt tỷ lệ rất thấp so với ngày thường - Ảnh: Mỹ An

Đơn cử, ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Cần Thơ khẳng định tất cả hành khách trở về từ Đà Nẵng đều được kiểm tra sức khỏe, khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, được cách ly tập trung tại Trường bắn Đồng bằng sông Cửu Long (tại huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ). “Chủ trương của thành phố thì tình hình dịch COVID-19 hiện vẫn chưa ổn nên vẫn phải thực hiện việc cách ly theo dõi. Việc này sẽ được triển khai thực hiện cho đến khi có chủ trương mới của thành phố”, ông Trúc thông tin.

Tại Thừa Thiên-Huế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh vẫn tiến hành cách ly 14 ngày đối với những người đến từ vùng dịch Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương. Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang nghiên cứu nới lỏng thêm một số biện pháp giám sát người từ vùng dịch về, trong đó có Đà Nẵng.

Thông tin với báo chí, ông Đinh Văn Ba, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Đà Nẵngnhận định vì Chính phủ giao cho các địa phương tự quyết việc phòng chống dịch đi đôi với phát triển KT-XH nên mới xảy ra tình trạng bất nhất trong cách thực hiện.

“Xét trên bình diện cả nước, Ban chỉ đạo quốc gia phòngchống dịch COVID-19 nên xem xét địa phương nào đảm bảo được các biện pháp phòngchống dịch thì cho người dân đi, đến. Chứ bây giờ cứ giao cho các địa phương tự quyết, để đảm bảo an toàn khỏi sợ lây nhiễm thì họ phải cách ly người đến từ Đà Nẵng, không có thống nhất chung trên toàn quốc” - ông Ba nói.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Đà Nẵng cũng kiến nghị Nhà nước nên có thêm chính sách để khuyến khích vận tải hoạt động trở lại như miễn giảm thu phí bảo trì đường bộ trong một thời gian; giãn lộ trình tăng phí BOT ở các quốc lộ trong năm 2020.

Trước đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã có công văn đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo thống nhất hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòngchống dịch COVID-19 đối với người từ TP.Đà Nẵng đến các địa phương.Đồng thời, cần chỉ đạo xét nghiệm tác nhân COVID-19 có thu tiền đối với các trường hợp có nhu cầu từ Đà Nẵng đến các địa phương mà các địa phương này yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo UBND TP.Đà Nẵng, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người từ TP.Đà Nẵng đến các địa phương khác, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòngchống dịch hiệu quả vừa duy trì, phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến tối qua10.9, Đà Nẵng đang ở ngày thứ 14 không ghi nhận ca mắc COVID-19 do lây lan trong cộng đồng; đang ở ngày thứ 12 không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 mới.

Mỹ An
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
28 phút trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nơi vẫn cách ly người về từ Đà Nẵng, doanh nghiệp vận tải cầu cứu