Để cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương nắm được thực trạng chuyển giao công nghệ (CGCN) trên địa bàn, Luật CGCN cần được sửa đổi theo hướng bắt buộc các hợp đồng CGCN phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Đó là góp ý của tiến sỹ (TS) Lê Minh Thông - Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa.

Nhiều nhà đầu tư thổi phồng về công nghệ, gây ra thảm họa môi trường

1 | 05/03/2017, 13:54

Để cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương nắm được thực trạng chuyển giao công nghệ (CGCN) trên địa bàn, Luật CGCN cần được sửa đổi theo hướng bắt buộc các hợp đồng CGCN phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Đó là góp ý của tiến sỹ (TS) Lê Minh Thông - Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa.

Theo TS Lê Minh Thông, về quản lý công nghệ, tại điều 38 dự thảo Luật CGCN (sửa đổi) mới chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương. Đối với hoạt động CGCN ở vùng nông thôn, miền núi và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, luật chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ ở cấp trung ương.

TS Lê Minh Thông kiến nghị, tại điều 6, 52, 53, 54, luật cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và các bộ có liên quan trong việc tổ chức thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư do Quốc hội hay Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; hoặc quy định các dự án đầu tư có quy mô như thế nào để phân cấp rõ ràng; từ đó làm rõ trách nhiệm trong thẩm định công nghệ các dự án đầu tư của các cấp. Điều 55 cần nêu cụ thể hơn trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc thẩm định, kiểm tra, giám sát công nghệ của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, dự án do trung ương và địa phương quyết định chủ trương đầu tư.
“Để có thể đảm bảo vai trò quản lý nhà nước về hoạt động CGCN của các cấp, các ngành trong các dự án đầu tư, tôi thấy luật sửa đổi lần này cần phải cụ thể hơn trong việc thẩm định, kiểm tra, giám sát công nghệ, các dự án đầu tư và phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đối với hoạt động thẩm định, kiểm tra và giám sát công nghệ” - TS Lê Minh Thông nhấn mạnh.

Liên quan đến việc giám sát công nghệ các dự án đầu tư, ông Thông nêu một thực tế là hiện nay để có được chủ trương đầu tư, không ít nhà đầu tư thổi phồng công nghệ. Trên thực tế, theo ông Lê Minh Thông, chính những lỗ hổng của pháp luật về quản lý công nghệ đã làm phát sinh những thảm họa về môi trường mà Việt Nam đang phải gánh chịu và nỗ lực khắc phục, điển hình như dự án Formosa ở Hà Tĩnh, dự án mở rộng Nhà máy gang, thép Thái Nguyên, Nhà máy nhiệt điện Nam Định...

Với các dự án nếu có yếu tố CGCN, TS Lê Minh Thông kiến nghị cần thẩm định, kiểm tra, giám sát trong quá trình áp dụng công nghệ hạn chế chuyển giao và khuyến khích chuyển giao công nghệ.

Lâm Bình (theo báo KH&PT)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nhà đầu tư thổi phồng về công nghệ, gây ra thảm họa môi trường