Thời gian vừa qua, TP.HCM đã đang triển khai nhiều giải pháp để giảm ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Muốn để xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất, trên lý thuyết là điều không thể.

Nhiều hướng ‘giải cứu’, Tân Sơn Nhất vẫn không hết kẹt xe

Phan Diệu | 30/07/2017, 07:10

Thời gian vừa qua, TP.HCM đã đang triển khai nhiều giải pháp để giảm ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Muốn để xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất, trên lý thuyết là điều không thể.

Chưa giải quyết được kẹt xe ở Tân Sơn Nhất

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đang có 6 điểm ùn tắc. Cụ thể là vòng xoay Lăng Cha Cả, đường Hoàng Minh Giám, giao lộ Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn, đường Trường Chinh (đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Tân Kỳ - Tân Quý), giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, vòng xoay Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thái Sơn - Bạch Đằng - Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám.

Thời gian qua, thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp để giảm ùn tắc giao thông, từ phân làn, điều tiết, cấm dừng đỗ trên đường Trường Sơn.

Việc đưa vào khai thác cầu vượt thép ở cổng sân bay Tân Sơn Nhất và một nhánh cầu vượt ở nút giao Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) cũng làm giảm tình trạng quá tải ở cửa ngõ ra, vào sân bay.

Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Muốn để xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất, trên lý thuyết là không thể, mà chỉ có thể kéo giảm.

Theo ông Cường, từ khi mở đường Phạm Văn Đồng và lắp đặt cầu thép tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các phương tiện từ phía quận Gò Vấp mặc dù không đi vào sân bay nhưng lại gây áp lực lớn hơn cho đường Trường Sơn. Do đó, khi xảy ra sự cố, tai nạn tại khu vực các cầu vượt thì rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền, gây kẹt xe kéo dài cả tuyến đường.

Nguyên nhân là do lượng khách ra vào khu vực sân bay đã vượt xa quy hoạch nhưng hạ tầng thì vẫn rất khó khăn. Thống kê trong năm 2016 cho thấy sản lượng hành khách qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt khoảng 32,5 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2015 và vượt 28% so với quy hoạch đến năm 2020.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng hành khách qua sân bay đã tiếp tục vượt mức so với cùng kỳ năm 2016, đạt 18,3 triệu lượt (tăng 12% so với cùng kỳ). Hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nên dẫn đến ùn tắc giao thông.

Phải đồng bộ cả 22 dự án

Ông Cường cho biết theo quy hoạch đến năm 2020 thì lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất là 25 triệu lượt. Để đáp ứng nhu cầu này thì phải đồng bộ hệ thống hạ tầng trong và ngoài sân bay với tổng cộng 22 dự án.

Tuy nhiên, hiện tại tiến độ đầu tư các dự án vẫn còn chậm; các dự án mở đường mới, cải tạo đường cũ vẫn chưa triển khai được. Riêng tuyến tàu điện ngầm đi qua sân bay phải hoàn thành vào năm 2020, nhưng dự án chỉ đang ở giai đoạn giải phóng mặt bằng.

Vì vậy, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho cơ chế đặc biệt nhằm thực hiện nhanh một số dự án quan trọng để gỡ ùn tắc giao thông xung quanh sân bay.

“Thành phố sẽ cố gắng kéo giảm tình trạng ùn tắc khu vực này nhưng phải đảm bảo hoàn thành các dự án. Nếu gỡ được vấn đề giải phóng mặt bằng ở khu vực Lăng Cha Cả để tăng làn xe khu vực này thì sẽ giúp hạn chế ùn tắc rất nhiều”, ông Cường nói.

Nghiên cứu kết nối Tân Sơn Nhất với Hoàng Văn Thụ

Để giảm kẹt xe tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, UBND TP.HCM mới đây đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất sớm xem xét, thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất (tuyến metro số 4b giai đoạn 1từga Công viên Gia Định đến Ga Lăng Cha Cả).

Theo UBND TP.HCM, căn cứ theo kết quả báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do tư vấn Hàn Quốc thực hiện trong năm 2016, dự án hỗ trợ kỹ thuật này sẽ thực hiện công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất phù hợp với quy định.

Sau đó, báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ được hoàn chỉnh theo quy định trước khi UBND TP.HCM trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án này sẽ sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại củaNgân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim Bank).

Thời gian thực hiện dự án trong vòng 18 tháng tại TP.HCM và Hàn Quốc. Dự kiến vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 1 triệu USD (tương đương 22,35 tỉ đồng). Về dự kiến vốn đối ứng, UBND TP.HCM bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách thành phố hơn 8,46 tỉ đồng.

Tuyến metro 4b có hướng tuyến từ ga công viên Gia Định (tuyến số 4) - Nguyễn Thái Sơn - Hồng Hà - cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - công viên Hoàng Văn Thụ - Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5).

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3,2km đi ngầm, với 3 ga ngầm,trạm trung chuyển đặt tạicông viên Gia Định rộng 1,2 ha. Tổng mức đầu tư ước tínhcủa tuyến này là1,1 tỉ USD, hình thức đầu tư dự kiến: ODA, PPP…

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều hướng ‘giải cứu’, Tân Sơn Nhất vẫn không hết kẹt xe