UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý các nguồn kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

TP.HCM thanh tra nguồn kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng

Phan Diệu | 29/07/2017, 09:18

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý các nguồn kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo đó, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện trước quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15.5.2015 của UBND TP có hiệu lực thi hành, 24 quận huyện sẽ phối hợp với chủ đầu tư của từng dự án để xác định tình hình thanh, quyết toán, tổng số tiền đã chuyển cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và số tiền đã chi trả cho người bị thu hồi đất.

Đối với số tiền đã xác định và chi trả cho người bị thu hồi đất, nhưng người bị thu hồi đất chưa đồng ý nhận tiền hoặc đang có tranh chấp và đang gửi tại ngân hàng thì tiếp tục gửi tại ngân hàng. Thành phố cũng yêu cầu chủ tịch các quận huyện thường xuyên kiểm tra, đối chiếu định kỳ số tiền bồi thường chưa chi trả này.

Đặc biệt, chủ tịch quận huyện phải thực hiện ngay việc xác định và phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và chi trả cho từng người bị thu hồi đất nếu chưa thực hiện.

Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ hoặc đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thì các quận huyện phải xác định rõ nguyên nhân thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay của người bị thu hồi đất.

Đồng thời, cơ quan này cần chỉ đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ đầu tư dự án chuyển toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ và tiền lãi phát sinh (nếu có) về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại Kho bạc Nhà nước, để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng.

Sau khi người bị thu hồi đất đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, Kho bạc Nhà nước giải ngân kinh phí cho chủ đầu tư dự án, thực hiện chi trả chongười bị thu hồi đất.

Đối với các trường hợp thuộc dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo điều 49 Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND thì tiền bồi thường, hỗ trợ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất. Các trường hợp không thuộc quy định tại điều 49, thực hiện theo khoản 6 điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18.1.2016 của Bộ Tài chính.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước, trường hợp quận huyện đã xác định, phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và cưỡng chế người bị thu hồi đất nhưng người dân chưa nhận tiền, Chủ tịch UBND quận huyện chỉ đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ đầu tư của dự án mở tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán tại ngân hàng thương mại cho người bị thu hồi đất.

Ngoài ra, trường hợp quận huyện đã xác định và phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ cho từng người bị thu hồi đất, nhưng người bị thu hồi đất chưa đồng ý nhận tiền và chưa bàn giao mặt bằng thì giao chủ đầu tư của dự án quản lý nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án và thực hiện chi trả cho người bị thu hồi đất.

Phan Diệu
Bài liên quan
An Giang: Dự án nâng cấp đường tỉnh 948 gặp khó về giải phóng mặt bằng
Tuyến đường tỉnh 948 có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Tịnh Biên - Tri Tôn; kết nối hai thành phố Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) và tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là tuyến đường chính phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp, mở rộng khẩn cấp tuyến đường này hiện đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thanh tra nguồn kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng